Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc chính thức mở cửa từ ngày 2/12/2012, thay thế sân bay cũ tại thị trấn Dương Đông. Sân bay quốc tế Phú Quốc được xây dựng tại xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Với diện tích hơn 900 ha, nó được Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam triển khai xây dựng từ năm 2008 với vốn đầu tư trên 16.000 tỷ đồng.Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đạt tiêu chuẩn cấp 4E, có nhà ga được thiết kế hiện đại, có thể đón hơn 2,6 triệu hành khách/năm và cao điểm có khả năng đón tới 1.300 hành khách/giờ. Sân bay này có thể tiếp nhận được tàu bay thân rộng loại Boeing 747- 400 và tương đương, với cấp sân bay 4E theo tiêu chuẩn CIAO. Dự kiến đến năm 2030, nó có thể tiếp nhận 20 máy bay trong giờ cao điểm, 7 triệu khách mỗi năm và 3.500 khách một giờ. Sân bay có thể tiếp nhận được máy bay thân rộng loại Boeing 747- 400 và tương đương, với cấp sân bay 4E theo tiêu chuẩn CIAO. Dự kiến đến năm 2030 có thể tiếp nhận 20 máy bay trong giờ cao điểm, 7 triệu khách mỗi năm và 3.500 khách một giờ. Nhà ga hành khách có tổng diện tích sàn sử dụng là 24.325 m2, được thiết kế để khai thác phục vụ hành khách trong nước và quốc tế, với mô hình nhà ga 02 cao trình đi và đến tách biệt.
Tầng trệt có tổng diện tích sàn là 13.026m2 được bố trí phục vụ hành khách đến.
Tổng diện tích sàn tầng 1 là 11.150m2, nằm chung cao trình với đường tầng và thềm ga đi.
Trong giai đoạn 1 (thiết kế đến năm 2020 với công suất 2,65 triệu hành khách/năm) 8 vị trí đậu máy bay sẽ được đưa vào khai thác, trong đó có 1 vị trí cho máy bay cỡ lớn B777 hoặc tương đương, 4 vị trí đỗ cho máy bay cỡ A321/320, 4 vị trí đỗ cho máy bay cỡ nhỏ ATR72 và chưa trang bị ống lồng.
Quy mô nhà ga khách chính gồm ga quốc tế có diện tích: đi 5.433 m2, đến 6.097 m2; ga nội địa có diện tích: đi 4.716 m2, đến 4.625 m2; Có 36 quầy làm thủ tục checkin cho hành khách (18 quốc tế, 18 nội địa); Giai đoạn đầu bố trí 10 máy soi chiếu an ninh (6 quốc tế, 04 nội địa) và có 3 băng chuyền hành lý đến (1 quốc tế, 02 nội địa).
Hiện nay, tại Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đang có các đường bay đi/đến do các hãng hàng không Vietnam Airlines và AirMekong khai thác.
Các đường bay quốc tế chủ yếu tập trung vào đường bay du lịch nối Phú Quốc với Singapore, Hongkong, Thailand, Malaysia phục vụ cho nhu cầu luân chuyển khách du lịch trọn gói đến Phú Quốc của các doanh nghiệp lữ hành.
Ngoài ra, dịch vụ phi hàng không tại Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc cũng được xem là nguồn thu quan trọng, kỳ vọng chiếm tỷ lệ từ 40-50% tổng doanh thu. Bao gồm các dịch vụ cho thuê: quầy, mặt bằng kinh doanh;vị trí quảng cáo; kinh doanh bến bãi; bán hàng; đại lý bán vé; phục vụ khách CIP… và các doanh thu từ các dịch vụ phi hàng không khác: phí sử dụng sân đường đối với ô tô; phí trông giữ xe hai bánh (xe gắn máy và xe đạp); cho thuê mặt bằng bãi đậu taxi; quảng cáo trên sân đậu ô tô...
Năng lực thông qua giai đoạn 2012-2020 dự kiến từ 510.000 hành khách đến 2.650.000 hành khách /năm.
Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc chính thức mở cửa từ ngày 2/12/2012, thay thế sân bay cũ tại thị trấn Dương Đông.
Sân bay quốc tế Phú Quốc được xây dựng tại xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Với diện tích hơn 900 ha, nó được Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam triển khai xây dựng từ năm 2008 với vốn đầu tư trên 16.000 tỷ đồng.
Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đạt tiêu chuẩn cấp 4E, có nhà ga được thiết kế hiện đại, có thể đón hơn 2,6 triệu hành khách/năm và cao điểm có khả năng đón tới 1.300 hành khách/giờ.
Sân bay này có thể tiếp nhận được tàu bay thân rộng loại Boeing 747- 400 và tương đương, với cấp sân bay 4E theo tiêu chuẩn CIAO. Dự kiến đến năm 2030, nó có thể tiếp nhận 20 máy bay trong giờ cao điểm, 7 triệu khách mỗi năm và 3.500 khách một giờ.
Sân bay có thể tiếp nhận được máy bay thân rộng loại Boeing 747- 400 và tương đương, với cấp sân bay 4E theo tiêu chuẩn CIAO. Dự kiến đến năm 2030 có thể tiếp nhận 20 máy bay trong giờ cao điểm, 7 triệu khách mỗi năm và 3.500 khách một giờ.
Nhà ga hành khách có tổng diện tích sàn sử dụng là 24.325 m2, được thiết kế để khai thác phục vụ hành khách trong nước và quốc tế, với mô hình nhà ga 02 cao trình đi và đến tách biệt.
Tầng trệt có tổng diện tích sàn là 13.026m2 được bố trí phục vụ hành khách đến.
Tổng diện tích sàn tầng 1 là 11.150m2, nằm chung cao trình với đường tầng và thềm ga đi.
Trong giai đoạn 1 (thiết kế đến năm 2020 với công suất 2,65 triệu hành khách/năm) 8 vị trí đậu máy bay sẽ được đưa vào khai thác, trong đó có 1 vị trí cho máy bay cỡ lớn B777 hoặc tương đương, 4 vị trí đỗ cho máy bay cỡ A321/320, 4 vị trí đỗ cho máy bay cỡ nhỏ ATR72 và chưa trang bị ống lồng.
Quy mô nhà ga khách chính gồm ga quốc tế có diện tích: đi 5.433 m2, đến 6.097 m2; ga nội địa có diện tích: đi 4.716 m2, đến 4.625 m2; Có 36 quầy làm thủ tục checkin cho hành khách (18 quốc tế, 18 nội địa); Giai đoạn đầu bố trí 10 máy soi chiếu an ninh (6 quốc tế, 04 nội địa) và có 3 băng chuyền hành lý đến (1 quốc tế, 02 nội địa).
Hiện nay, tại Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đang có các đường bay đi/đến do các hãng hàng không Vietnam Airlines và AirMekong khai thác.
Các đường bay quốc tế chủ yếu tập trung vào đường bay du lịch nối Phú Quốc với Singapore, Hongkong, Thailand, Malaysia phục vụ cho nhu cầu luân chuyển khách du lịch trọn gói đến Phú Quốc của các doanh nghiệp lữ hành.
Ngoài ra, dịch vụ phi hàng không tại Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc cũng được xem là nguồn thu quan trọng, kỳ vọng chiếm tỷ lệ từ 40-50% tổng doanh thu. Bao gồm các dịch vụ cho thuê: quầy, mặt bằng kinh doanh;vị trí quảng cáo; kinh doanh bến bãi; bán hàng; đại lý bán vé; phục vụ khách CIP… và các doanh thu từ các dịch vụ phi hàng không khác: phí sử dụng sân đường đối với ô tô; phí trông giữ xe hai bánh (xe gắn máy và xe đạp); cho thuê mặt bằng bãi đậu taxi; quảng cáo trên sân đậu ô tô...
Năng lực thông qua giai đoạn 2012-2020 dự kiến từ 510.000 hành khách đến 2.650.000 hành khách /năm.