|
Toàn cảnh diễn đàn. |
Kết nối cung cầu còn nhiều khó khăn
Đây là chia sẻ của ông Vũ Quang Hùng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương - Bộ Công Thương tại “Diễn đàn Đẩy mạnh hiệu quả kết nối cung - cầu" vừa diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện do Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhằm thúc đẩy hiệu quả kết nối cung và cầu giúp các doanh nghiệp và ngành nghề phát triển bền vững.
Tại diễn đàn, các chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch định chính sách cùng chung nhận định, kết nối cung - cầu là giải pháp cấp bách hiện nay khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) còn khó khăn sau dịch Covid-19 và tiếp tục đối mặt với suy thoái kinh tế toàn cầu.
Sự kết nối cung - cầu giúp DN tối ưu hóa tài nguyên, khuyến khích sự đổi mới và phát triển sản phẩm, cũng như tạo cơ hội hợp tác và tăng cường cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Lê Việt Nga cho biết, thực tế hoạt động kết nối cung - cầu tiêu thụ sản phẩm thời gian qua cho thấy, doanh nghiệp sản xuất với nhà bán lẻ chưa tìm được tiếng nói chung. Cụ thể, doanh nghiệp phân phối chưa chủ động tiếp cận với các nguồn hàng ổn định và có chất lượng. Trong khi đó, hộ nông dân do chưa xây dựng được thương hiệu nên khó đáp ứng được tiêu chuẩn của các nhà phân phối về chất lượng, sản lượng nên gặp khó khăn trong quá trình đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối hiện đại một cách bền vững.
Theo Bộ Công Thương, việc kết nối giữa nhà sản xuất và nhà phân phối vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: Việc đưa sản phẩm vào các nhà phân phối lớn như các siêu thị còn gặp phải trở ngại nhất định, nhất là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Một số doanh nghiệp chưa chủ động tìm hiểu, kết nối với các nhà sản xuất, phân phối tham gia hội nghị; chưa chủ động tìm hiểu, nghiên cứu đối tác, thị trường của địa phương tổ chức hội nghị để hợp tác hoặc đặt vấn đề hợp tác.
Ngoài ra, tình trạng thiếu lao động vẫn gây khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là lao động qua đào tạo. Công tác đào tạo nghề cho lao động chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, gặp khó khăn trong việc thực hiện tiến độ đầu tư các dự án mở rộng sản xuất.
Bên cạnh đó, hệ thống phân phối hàng hoá, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu chưa được quan tâm phát triển đồng bộ. Các chợ đa số là chợ tạm, chợ đã xuống cấp nhưng chưa được đầu tư xây mới, số chợ thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý còn thấp, nhất là các chợ ở nông thôn, miền núi, vùng cao. Thiếu các mô hình kinh doanh thương mại tiên tiến ở trung tâm tỉnh và các trung tâm huyện, thị xã.
Trong khi đó, tình trạng hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu, hàng kém chất lượng còn trà trộn trên thị trường. Công tác quản lý việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết chủ yếu thực hiện tại các siêu thị. Tại các chợ, tình trạng niêm yết giá, nhưng bán không theo giá niêm yết vẫn còn phổ biến.
Việc tổ chức các phiên chợ hàng Việt tại khu dân cư chỉ hướng vào mục đích bán hàng, chưa tạo được sức lan toả mạnh về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Bản thân người tiêu dùng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ quảng cáo qua nền tảng điện tử, điện tử xuyên biên giới, trong khi các hình thức quảng cáo này gây nhiễu loạn khiến doanh nghiệp, người tiêu dùng truy cập dễ nhầm lẫn về chất lượng, thương hiệu sản phẩm, làm mất niềm tin, nguy hại đến sức khỏe của người tiêu dùng.
|
Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao. (Ảnh minh họa.) |
Đẩy mạnh hiệu quả kết nối
Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương Vũ Quang Hùng cho rắng, cơ quan nhà nước cần đổi mới công tác xúc tiến thương mại theo hướng hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất xây dựng nhãn hiệu, bao bì, phát triển thương hiệu… phù hợp với xu thế phát triển của thương mại điện tử.
Trưởng phòng nghiên cứu dự báo thị trường (Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương) Vương Quang Lượng cho rằng, các doanh nghiệp sản xuất cần chủ động tập trung sản xuất, kinh doanh những sản phẩm, lĩnh vực mà đơn vị có lợi thế. Đồng thời, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề, lĩnh vực qua đó bổ sung nguồn lực. Ngoài ra, cần đổi mới, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, tìm hiểu chọn kênh phân phối phù hợp theo năng lực đáp ứng.
Các chuyên gia cho rằng, để kết nối cung cầu hiệu quả, bên cạnh sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp cần sự chủ động trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu và đón đầu xu hướng tiêu dùng trực tuyến.
Về mặt tổng thể, cần có sự phối hợp đồng bộ từ các cơ quan, doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa sử dụng tài nguyên sản xuất, từ đó tạo ra hiệu suất kinh tế cao hơn và giảm thiểu lãng phí; thúc đẩy sự đổi mới trong cách doanh nghiệp và ngành công nghiệp kết nối với nhau dẫn đến việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới và cải thiện khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đồng thời, việc xây dựng hệ thống hỗ trợ và chính sách kinh tế cần được chú trọng và liên tục hoàn thiện để thúc đẩy hiệu quả kết nối cung và cầu, từ đó giúp các doanh nghiệp và ngành nghề phát triển bền vững.
Để nắm bắt kịp thời các xu thế mới trong thương mại toàn cầu, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu và nhận định các định hướng đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác kết nối cung cầu, hợp tác giữa doanh nghiệp với các địa phương; đề xuất các chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các giải pháp giúp doanh nghiệp ứng phó với khó khăn, đồng thời tận dụng cơ.