Cuối những năm 1800, người Trung Quốc nhập cư vào Mỹ mang theo nghề chế biến tôm khô tới bang Louisiana. Bắt đầu từ đó, Louisiana có ngành đánh bắt tôm thương mại sớm nhất nước Mỹ. Sản lượng tôm rất lớn, khoảng 45.000 tấn/năm, nên ngư dân nảy ra ý tưởng xây dựng xưởng chế biến tôm khô thủ công. Ngành chế biến tôm khô bắt đầu phát triển từ đó, góp phần quan trọng phát triển kinh tế khu vực.
Người dân Louisiana gắn bó với nghề khai thác và chế biến tôm qua nhiều thế hệ. Nổi tiếng tiểu bang này là gia đình ông Robert Collins (ảnh) với ba đời làm nghề chế biến tôm khô. Con trai của ông Robert cũng đang học việc và sẽ tiếp tục nối nghiệp cha, tiếp quản công ty chế biến tôm khô truyền thống của gia đình.
Gia đình ông Robert sở hữu một trong những cơ sở chế biến và kinh doanh tôm khô sớm nhất bang Lousiana. Robert kể lại, cha của ông đã học cách chế biến và bảo quản tôm khô từ những người Trung Quốc rồi từ đó tự phát triển sự nghiệp của gia đình.
Trước đây, việc chế biến tôm khô thường được làm thủ công nhưng ngày nay, máy móc phát triển, người ta không còn thấy công nhân bóc tôm bằng tay như trước nữa.
Nhiều công đoạn sơ chế đều do máy móc xử lý, từ phân loại, bóc vỏ tới sấy khô. Sản phẩm phụ (như đầu và vỏ tôm) được bán cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc.
Trong quá trình này, người chế biến luôn theo dõi chặt chẽ thời gian làm khô, nhiệt độ, tỷ lệ không khí bề mặt và nhiệt độ không khí lò sấy. Qua đó có thể kiểm soát được kích cỡ tôm đồng nhất, khối lượng tôm mỗi buồng sấy, kích thước buồng sấy, nhiệt độ không khí đối lưu cưỡng bức và lưu lượng dòng không khí của máy sấy.
Tôm khô Lousiana rất đắt hàng, được tiêu thụ khắp Mỹ và xuất khẩu sang Nam Mỹ, Trung Quốc. Ngày nay, tôm khô Louisiana được bày bán nhiều ở San Francisco, New York, Vancouver.
Với người dân Louisiana, tôm khô là một trong những thực phẩm an toàn nhất thế giới, do chúng không chứa dầu độc hại hoặc hóa chất nhân tạo tổng hợp.
Tôm khô Louisiana thường được sử dụng như snack hoặc để tăng gia vị cho món ăn ở châu Á, châu Phi, Trung Mỹ, Nam Mỹ và đặc biệt được yêu thích ở Louisiana, California, Hawaii.
Cuối những năm 1800, người Trung Quốc nhập cư vào Mỹ mang theo nghề chế biến tôm khô tới bang Louisiana. Bắt đầu từ đó, Louisiana có ngành đánh bắt tôm thương mại sớm nhất nước Mỹ. Sản lượng tôm rất lớn, khoảng 45.000 tấn/năm, nên ngư dân nảy ra ý tưởng xây dựng xưởng chế biến tôm khô thủ công. Ngành chế biến tôm khô bắt đầu phát triển từ đó, góp phần quan trọng phát triển kinh tế khu vực.
Người dân Louisiana gắn bó với nghề khai thác và chế biến tôm qua nhiều thế hệ. Nổi tiếng tiểu bang này là gia đình ông Robert Collins (ảnh) với ba đời làm nghề chế biến tôm khô. Con trai của ông Robert cũng đang học việc và sẽ tiếp tục nối nghiệp cha, tiếp quản công ty chế biến tôm khô truyền thống của gia đình.
Gia đình ông Robert sở hữu một trong những cơ sở chế biến và kinh doanh tôm khô sớm nhất bang Lousiana. Robert kể lại, cha của ông đã học cách chế biến và bảo quản tôm khô từ những người Trung Quốc rồi từ đó tự phát triển sự nghiệp của gia đình.
Trước đây, việc chế biến tôm khô thường được làm thủ công nhưng ngày nay, máy móc phát triển, người ta không còn thấy công nhân bóc tôm bằng tay như trước nữa.
Nhiều công đoạn sơ chế đều do máy móc xử lý, từ phân loại, bóc vỏ tới sấy khô. Sản phẩm phụ (như đầu và vỏ tôm) được bán cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc.
Trong quá trình này, người chế biến luôn theo dõi chặt chẽ thời gian làm khô, nhiệt độ, tỷ lệ không khí bề mặt và nhiệt độ không khí lò sấy. Qua đó có thể kiểm soát được kích cỡ tôm đồng nhất, khối lượng tôm mỗi buồng sấy, kích thước buồng sấy, nhiệt độ không khí đối lưu cưỡng bức và lưu lượng dòng không khí của máy sấy.
Tôm khô Lousiana rất đắt hàng, được tiêu thụ khắp Mỹ và xuất khẩu sang Nam Mỹ, Trung Quốc. Ngày nay, tôm khô Louisiana được bày bán nhiều ở San Francisco, New York, Vancouver.
Với người dân Louisiana, tôm khô là một trong những thực phẩm an toàn nhất thế giới, do chúng không chứa dầu độc hại hoặc hóa chất nhân tạo tổng hợp.
Tôm khô Louisiana thường được sử dụng như snack hoặc để tăng gia vị cho món ăn ở châu Á, châu Phi, Trung Mỹ, Nam Mỹ và đặc biệt được yêu thích ở Louisiana, California, Hawaii.