Bật mí vật liệu cực độc làm nút bấc ở chai rượu vang

Google News

(Kiến Thức) - Hầu hết các chai rượu vang đều đóng nút bấc tự nhiên (hay còn gọi là nút bần, nút li-e) được làm từ những tế bào đã chết của vỏ cây sồi. 

Bat mi vat lieu cuc doc lam nut bac o chai ruou vang
 
Nhiệm vụ chính của nút bấc ở chai rượu vang là làm giảm quá trình trao đổi giữa rượu vang trong chai với môi trường bên ngoài đảm bảo tính nguyên bản của vang. Hầu hết các chai rượu vang đều đóng nút bấc tự nhiên (hay còn gọi là nút bần, nút li-e) được làm từ những tế bào đã chết của vỏ cây sồi. Người Hy Lạp đã đóng chai rượu bằng nút bấc từ thế kỷ thứ V trước Công Nguyên và người La Mã cổ đại cũng chẳng lạ gì loại nút này. 
Trong khoảng 1.500 năm sau đó, khi hầu hết các vườn nho lớn ở châu Âu được ra đời, thì rượu vang được bảo quản trong các thùng tròn hay bình, túi da hoặc lọ đất nung được bịt kín bằng vải hay nút da, chốt gỗ. Đôi khi cho thêm một ít sáp ong. Nút bấc được dùng cho gần như toàn bộ các loại rượu vang hảo hạng trong suốt thế kỷ XIX. 
Thành phần bên trong của tế bào vỏ sồi là chất nitơ, còn vỏ tế bào là suberin. Suberin là một chất không thấm nước, chúng ngăn chất lỏng từ trong nút bấc chảy ra. Nút bấc có tính đàn hồi, được ép chặt vào trong cổ chai, rất bền, mùi trung tính. Vì vậy, chai được đóng bằng nút bấc rất thích hợp để giữ rượu vang. 
Mỗi cây sồi Quercus Suber phải được trồng từ 25 năm trở lên mới có thể cung cấp lớp vỏ dày 70mm. Sau 14 năm, người ta sẽ lột lớp vỏ sồi đầu tiên nhưng phải bỏ đi vì bề mặt thô ráp, sần sùi và nhiều chất tanin không sử dụng được. 12 năm sau, lớp vỏ thứ 2 tái sinh mịn màng mới được sử dụng làm nút chai rượu vang. Trên 50% nút bấc chai xuất xứ từ Bồ Đào Nha. Một số ít từ Sardinien, Nam Phi, Tây Ban Nha và Pháp. Tuy nhiên, do ngành sản xuất rượu vang phát triển không ngừng nên vật liệu làm nút bấc đang ngày càng trở nên khan hiếm.
Nút xoáy là hậu duệ của nút bấc, được sáng chế bởi Dan Rylands của Barnsley (Anh) vào năm 1889. Đến năm 1926, nút xoáy kim loại đã được dùng cho các loại rượu mạnh nhờ tính tiện dụng, chi phí thấp. Năm 1973, một thử nghiệm với 3.000 chai rượu vang đỏ, vang trắng đóng chai bằng nút bấc tự nhiên và nút xoáy cho thấy, nút xoáy giữ chất lượng rượu vang tốt nhờ đặc tính kín hoàn hảo, sự điều chỉnh thay đổi gas và đặc biệt, không hề có TCA – chất hóa học gây ra mùi thối trong rượu vang – thường thấy trong các chai đậy nút bấc bị hỏng. 
Từ giữa năm 1976 tới đầu những năm 1980, 20 triệu chai rượu vang Úc đã được đóng bằng nút xoáy. Cùng với Úc, Thụy Sĩ là nước đầu tiên ở châu Âu áp dụng rộng rãi công nghệ này. Tiếp đó, New Zealand, Mỹ, Pháp, Đức, Chilê. Hiện ngày càng có nhiều quốc gia và nhà sản xuất rượu vang chuyển sang dùng nút xoáy. 
An Khánh (tổng hợp)

Bình luận(0)