Dù được rất nhiều đại gia chơi cảnh ra giá hàng tỷ đồng cho cây sanh cổ thụ hình "mâm xôi con gà" nhưng dân làng nơi đây nhất định không bán. Cây cổ thụ tiền tỷ này là báu vật vô giá của dân làng ở xóm Kẻ Mui, xã Giai Xuân, Tân Kỳ (Nghệ An).Theo các chuyên gia cây cảnh thì cây sanh cổ thụ hình "mâm xôi con gà", "phượng múa rồng bay" ở xóm Kẻ Mui, xã Giai Xuân, Tân Kỳ (Nghệ An) là một kiệt tác thiên nhiên tuyệt đẹp.Người dân nơi đây cho hay, từ những lời đồn về vẻ đẹp, thế long phượng của cây sanh ở xóm Kẻ Mui, nhiều đại gia, chuyên gia cây cảnh tìm về tận nơi để được nhìn thấy và không ngại bày tỏ sẵn sàng bỏ triệu đô để được sở hữu cây sanh này. Có người còn đề nghị mua lại mảnh đất xung quanh đó để chiếm lấy cây sanh.Tuy nhiên, dân làng ở đây đều không ai đồng ý bán, mặc dù số tiền đó đối với họ là cực lớn. Tất cả đều thừa nhận cây sanh là tài sản vô giá, không bán với bất cứ giá nào.Giới săn cây cổ từng nhiều lần đến hỏi mua cây chè cổ 200 tuổi với giá “khủng” lên đến tiền tỷ nhưng đều nhận cái lắc đầu từ chủ nhân của nó.Đó là cây chè cổ 200 tuổi được truyền từ đời này sang đời khác của gia đình ông Nguyễn Hữu Thư (70 tuổi, ở thông Giếng Cốc, xã Thạch Thất, Hà Nội). Mặc dù nhiều đại gia Hà Thành xuống hỏi mua với giá tiền tỷ nhưng ông Thư vẫn khăng khăng không chịu bán.Cây chè cổ của nhà ông Thư cao bằng một căn nhà hai tầng khoảng 9 – 10m. Khác với những cây chè khác thân “mập”, lá to, cây chè này dù được gần 200 tuổi nhưng dáng thanh cao, lá mảnh nhỏ và xanh mướt. Cây chè cổ gia đình ông Thư chỉ hái lá để uống và thi thoảng hàng xóm đến xin thì cho chứ chưa hề mang đi bán.Gốc cây bàng đá với đường kính hơn 10 m và tuổi đời đến 400 năm của một chủ cửa hàng gỗ ở Sóc Trăng, được trả giá hơn 30 tỷ, nhưng chủ nhân không bán.Chủ nhân gốc cổ thụ này là ông Mai Kiên ở khóm 2, phường 5, TP. Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng). Ông Kiên làm nghề kinh doanh gỗ 40 năm nay. Theo chủ cửa hàng, đây là gốc cây bàng đá đực, ông mua thô với giá 35 triệu đồng ở ấp Phụng Từ 1, xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.Khi chưa xử lý, bộ rễ của cây nặng hơn 30 tấn. Để vận chuyển về nhà, ông phải mất 1 tháng cưa, xẻ và thuê phương tiện chở, với chi phí hơn 200 triệu đồng. Theo các nhà khoa học ở đồng bằng sông Cửu Long, đây là cây bàng đá, có tuổi đời 450 - 700 năm. Cây cao khoảng 40 m, đường kính bộ rễ khoảng 18 m.Ông Kiên khẳng định, gốc cây có hình dáng lạ nên ông muốn tạo ra một tác phẩm độc đáo để mọi người chiêm ngưỡng và dù có người trả giá cao đến đâu cũng không bán. Hiện chi phí ông đổ vào gốc cổ thụ này đã lên đến 1,5 tỷ đồng.Mấy năm gần đây, ông Nguyễn Văn Ngọ ở Thạch Thất (Hà Nội) bất ngờ nổi lên trong giới cây cảnh bởi ông đang sở hữu siêu cây trâm vối độc nhất Việt Nam. Nhiều vị khách đã trả tiền tỷ để sở hữu siêu cây trâm thân rồng nhưng đều bị ông một mực khước từ không bán.Mới đây nhất có một vị khách người Nhật Bản ngỏ ý mua với giá 500.000 USD (tương đương với 10 tỷ đồng) nhưng đành ra về tay không. Người này nhận xét cây trâm vốn không chỉ độc nhất Việt Nam mà còn độc nhất châu Á.Cây trâm vối có dáng quần long hội tụ như một chiếc quạt giấy đang xòe ra với 19 thân rồng, mỗi thân cao trên 3,5 m, tán một chiều dài 6m, chiều kia dài 13m,...
Dù được rất nhiều đại gia chơi cảnh ra giá hàng tỷ đồng cho cây sanh cổ thụ hình "mâm xôi con gà" nhưng dân làng nơi đây nhất định không bán. Cây cổ thụ tiền tỷ này là báu vật vô giá của dân làng ở xóm Kẻ Mui, xã Giai Xuân, Tân Kỳ (Nghệ An).
Theo các chuyên gia cây cảnh thì cây sanh cổ thụ hình "mâm xôi con gà", "phượng múa rồng bay" ở xóm Kẻ Mui, xã Giai Xuân, Tân Kỳ (Nghệ An) là một kiệt tác thiên nhiên tuyệt đẹp.
Người dân nơi đây cho hay, từ những lời đồn về vẻ đẹp, thế long phượng của cây sanh ở xóm Kẻ Mui, nhiều đại gia, chuyên gia cây cảnh tìm về tận nơi để được nhìn thấy và không ngại bày tỏ sẵn sàng bỏ triệu đô để được sở hữu cây sanh này. Có người còn đề nghị mua lại mảnh đất xung quanh đó để chiếm lấy cây sanh.
Tuy nhiên, dân làng ở đây đều không ai đồng ý bán, mặc dù số tiền đó đối với họ là cực lớn. Tất cả đều thừa nhận cây sanh là tài sản vô giá, không bán với bất cứ giá nào.
Giới săn cây cổ từng nhiều lần đến hỏi mua cây chè cổ 200 tuổi với giá “khủng” lên đến tiền tỷ nhưng đều nhận cái lắc đầu từ chủ nhân của nó.
Đó là cây chè cổ 200 tuổi được truyền từ đời này sang đời khác của gia đình ông Nguyễn Hữu Thư (70 tuổi, ở thông Giếng Cốc, xã Thạch Thất, Hà Nội). Mặc dù nhiều đại gia Hà Thành xuống hỏi mua với giá tiền tỷ nhưng ông Thư vẫn khăng khăng không chịu bán.
Cây chè cổ của nhà ông Thư cao bằng một căn nhà hai tầng khoảng 9 – 10m. Khác với những cây chè khác thân “mập”, lá to, cây chè này dù được gần 200 tuổi nhưng dáng thanh cao, lá mảnh nhỏ và xanh mướt. Cây chè cổ gia đình ông Thư chỉ hái lá để uống và thi thoảng hàng xóm đến xin thì cho chứ chưa hề mang đi bán.
Gốc cây bàng đá với đường kính hơn 10 m và tuổi đời đến 400 năm của một chủ cửa hàng gỗ ở Sóc Trăng, được trả giá hơn 30 tỷ, nhưng chủ nhân không bán.
Chủ nhân gốc cổ thụ này là ông Mai Kiên ở khóm 2, phường 5, TP. Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng). Ông Kiên làm nghề kinh doanh gỗ 40 năm nay. Theo chủ cửa hàng, đây là gốc cây bàng đá đực, ông mua thô với giá 35 triệu đồng ở ấp Phụng Từ 1, xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
Khi chưa xử lý, bộ rễ của cây nặng hơn 30 tấn. Để vận chuyển về nhà, ông phải mất 1 tháng cưa, xẻ và thuê phương tiện chở, với chi phí hơn 200 triệu đồng. Theo các nhà khoa học ở đồng bằng sông Cửu Long, đây là cây bàng đá, có tuổi đời 450 - 700 năm. Cây cao khoảng 40 m, đường kính bộ rễ khoảng 18 m.
Ông Kiên khẳng định, gốc cây có hình dáng lạ nên ông muốn tạo ra một tác phẩm độc đáo để mọi người chiêm ngưỡng và dù có người trả giá cao đến đâu cũng không bán. Hiện chi phí ông đổ vào gốc cổ thụ này đã lên đến 1,5 tỷ đồng.
Mấy năm gần đây, ông Nguyễn Văn Ngọ ở Thạch Thất (Hà Nội) bất ngờ nổi lên trong giới cây cảnh bởi ông đang sở hữu siêu cây trâm vối độc nhất Việt Nam. Nhiều vị khách đã trả tiền tỷ để sở hữu siêu cây trâm thân rồng nhưng đều bị ông một mực khước từ không bán.
Mới đây nhất có một vị khách người Nhật Bản ngỏ ý mua với giá 500.000 USD (tương đương với 10 tỷ đồng) nhưng đành ra về tay không. Người này nhận xét cây trâm vốn không chỉ độc nhất Việt Nam mà còn độc nhất châu Á.
Cây trâm vối có dáng quần long hội tụ như một chiếc quạt giấy đang xòe ra với 19 thân rồng, mỗi thân cao trên 3,5 m, tán một chiều dài 6m, chiều kia dài 13m,...