An Giang là tỉnh có 5 cây di sản khiến không ít người xao lòng bởi dáng cây đẹp mắt. Cây me khổng lổ ở xã Núi Tô (huyện Tri Tôn, An Giang) có tuổi đời trên 600 tuổi được trao bằng cây di sản Việt Nam vào tháng7/2013 là một trong số đó.Cây me có bề hoành hơn 6m, cao trên 20m, tán rộng che mát cả một vùng rộng lớn. Ảnh: Zing.Tại xã An Cư (Tịnh Biên) cây dầu con rái (tên tiếng Anh là Dipterocarpus alatus Roxb), tuổi thọ trên 300 trăm năm cũng là cây cổ thụ di sản vô giá. Cây cao khoảng 20m, dáng đứng, thân cây rất khỏe mạnh và phát triển tốt. Ảnh: Zing.Cây gắn với lịch sử, đời sống văn hóa của người dân An Cư (Tịnh Biên). Cây có mặt từ khi người dân chưa đến đây sinh sống. Ảnh: Báo An Giang.Cây đa cổ thụ ở ấp 1, xã Khánh An, huyện An Phú, tỉnh An Giang được mệnh danh là "Ông cây" với tuổi đời trên 300 tuổi. Cây có độ che phủ rộng khoảng 2.000m2, cao hơn 50 mét, gốc cây có bề hoành rộng tới 25m. Đây được xem là cây đa cổ nhất ở ĐBSCL và cả nước. Ảnh: Panoramio.Cây cổ thụ này gắn liền với lịch sử, truyền thống cách mạng của vùng An Phú, và là điểm tham quan của du khách mỗi khi về thăm vùng đất biên giới này.Hiện huyện An Phú và các nhà khoa học trong và ngoài nước đến nghiên cứu nhằm bảo vệ cây đa cổ thụ hiếm hoi này. Ảnh: Lao Động.Chùa Svây Ta Hôn (ấp Ninh Lợi, xã An Tức, Tri Tôn, An Giang ) sở hữu hai cây vải thiều hơn 500 năm tuổi. Ảnh: Zing.Cây cao gần 30 m, có bề hoành 3 người ôm. Hai cây này đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận cây di sản Việt Nam.
An Giang là tỉnh có 5 cây di sản khiến không ít người xao lòng bởi dáng cây đẹp mắt. Cây me khổng lổ ở xã Núi Tô (huyện Tri Tôn, An Giang) có tuổi đời trên 600 tuổi được trao bằng cây di sản Việt Nam vào tháng7/2013 là một trong số đó.
Cây me có bề hoành hơn 6m, cao trên 20m, tán rộng che mát cả một vùng rộng lớn. Ảnh: Zing.
Tại xã An Cư (Tịnh Biên) cây dầu con rái (tên tiếng Anh là Dipterocarpus alatus Roxb), tuổi thọ trên 300 trăm năm cũng là cây cổ thụ di sản vô giá. Cây cao khoảng 20m, dáng đứng, thân cây rất khỏe mạnh và phát triển tốt. Ảnh: Zing.
Cây gắn với lịch sử, đời sống văn hóa của người dân An Cư (Tịnh Biên). Cây có mặt từ khi người dân chưa đến đây sinh sống. Ảnh: Báo An Giang.
Cây đa cổ thụ ở ấp 1, xã Khánh An, huyện An Phú, tỉnh An Giang được mệnh danh là "Ông cây" với tuổi đời trên 300 tuổi. Cây có độ che phủ rộng khoảng 2.000m2, cao hơn 50 mét, gốc cây có bề hoành rộng tới 25m. Đây được xem là cây đa cổ nhất ở ĐBSCL và cả nước. Ảnh: Panoramio.
Cây cổ thụ này gắn liền với lịch sử, truyền thống cách mạng của vùng An Phú, và là điểm tham quan của du khách mỗi khi về thăm vùng đất biên giới này.
Hiện huyện An Phú và các nhà khoa học trong và ngoài nước đến nghiên cứu nhằm bảo vệ cây đa cổ thụ hiếm hoi này. Ảnh: Lao Động.
Chùa Svây Ta Hôn (ấp Ninh Lợi, xã An Tức, Tri Tôn, An Giang ) sở hữu hai cây vải thiều hơn 500 năm tuổi. Ảnh: Zing.
Cây cao gần 30 m, có bề hoành 3 người ôm. Hai cây này đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận cây di sản Việt Nam.