Là đơn vị trực thuộc Parkson Holdings Berhad (PHB) - Công ty đầu tư của Tập đoàn Lion (Malaysia), Parkson tham gia vào thị trường Việt Nam từ năm 2005 và trở thành một trong những siêu thị bán lẻ hàng hiệu đầu tiên xuất hiện tại nước ta. Trong hình là Trung tâm thương mại Parkson Saigon Tourist Plaza (35 bis Lê Thánh Tôn, Quận 1) là TTTM đầu tiên của Parkson tại Việt Nam. Ảnh: Sở VH-TT-DL.Trong 5 năm tiếp theo, nhà bán lẻ này bứt phá mạnh mẽ vì thời điểm đó, hai đô thị lớn như TP HCM và Hà Nội vẫn chưa có nhiều trung tâm thương mại cao cấp. Ảnh: Nhipcaudautu.Đến năm 2012, tức sau 7 năm gia nhập thị trường Việt Nam, Parkson có tổng cộng 8 trung tâm thương mại. Trong đó, Parkson sở hữu 5 trung tâm thương mại là Hùng Vương, Flemington, Long Biên, Viet Tower, Landmark. 3 trung tâm còn lại Parkson thuê lại để quản lý là Saigon Tourist, Paragon và C.T. Ngoài ra đơn vị này còn có một trung tâm thương mại tại Hải Phòng. Ảnh: Parkson.Năm 2013, Parkson công bố sẽ tiếp nhận 2 trung tâm thương mại nữa tại TP HCM dưới dạng hợp đồng quản lý là Parkson Cantavil (quận 2) và Parkson Leman (nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3). Ảnh: Parkson.Thế nhưng, năm 2014 làn sóng đầu tư của Parkson đã dừng hẳn, không mở rộng thêm trung tâm thương mại nào. Từ đầu năm 2015 trở đi, kinh doanh của Parkson bắt đầu gặp khó khăn và liên tiếp đóng cửa 3 trung tâm thương mại. Ảnh: Parkson.Cụ thể, tháng 1/2015, Công ty TNHH Parkson Việt Nam đột ngột thông báo đóng cửa trung tâm thương mại tại Keangnam, Phạm Hùng, Hà Nội. Chỉ trong một đêm 3/1, Lion yêu cầu các chủ cửa hàng phải chuyển hết đồ ra ngoài. Đến giữa tháng 5/2016, Parkson Paragon ở TP HCM đóng cửa để di dời sau 5 năm hoạt động. Trong hình là Trung tâm thương mại tại Keangnam đóng cửa. Ảnh: Vietnamnet.Mới đây, tập đoàn lại tiếp tục tuyên bố đóng cửa Parkson Viet Tower tại ngã tư Tây Sơn Thái Hà. Sau khi chính thức đóng cửa Parkson Viet Tower vào ngày 15/12/2016, sẽ không còn trung tâm thương mại mang tên Parkson tại Hà Nội nữa. Ảnh: Người lao động.Theo số liệu của Parkson, giai đoạn 2011-2015, doanh thu của Parkson Retail Asia Limited ổn định trong khoảng 600-700 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận của doanh nghiệp liên tục sụt giảm, từ 115 tỷ xuống còn 24 tỷ đồng năm 2013. Kết thúc năm tài chính 2014, Parkson tại Việt Nam lỗ 37 tỷ đồng và năm 2015 lỗ tăng đột biến 1.250 tỷ đồng. Ảnh: Zing.Lý giải về con số lỗ tăng đột biến, báo cáo cho hay, trong tháng 1/2015, Parkson đã huỷ hợp đồng thuê tại Parkson Keangnam trước thời hạn nên phải chi 64 triệu đôla Singapore, tương đương 1.020 tỷ đồng, để đền bù hợp đồng. Do vậy, Parkson đã lỗ tổng cộng 79,2 triệu SGD, khoảng 1.250 tỷ đồng tại Việt Nam. Ảnh: Parkson.Theo Parkson, sau khi liên tục thua lỗ, đơn vị đã quyết định thoái vốn tại công ty Parkson Hà Nội và đã bán 31% vốn cho cá nhân tên Hoang Manh Cuong. Điều này giúp năm 2016, lợi nhuận Parkson bất ngờ quay đầu tăng, đạt 551 tỷ đồng trong khi doanh thu chỉ đạt 547 tỷ đồng. Ảnh: Parkson.Sau những thua lỗ, Parkson Việt Nam đến nay đã đóng cửa tổng cộng 3 trung tâm thương mại. Hiện, trên toàn quốc còn lại 8 trung tâm thương Parkson hoạt động, bao gồm 6 trung tâm tại TP HCM, 1 tại Hải Phòng và 1 tại Đà Nẵng. Ảnh: Tinhhoa.
Là đơn vị trực thuộc Parkson Holdings Berhad (PHB) - Công ty đầu tư của Tập đoàn Lion (Malaysia), Parkson tham gia vào thị trường Việt Nam từ năm 2005 và trở thành một trong những siêu thị bán lẻ hàng hiệu đầu tiên xuất hiện tại nước ta. Trong hình là Trung tâm thương mại Parkson Saigon Tourist Plaza (35 bis Lê Thánh Tôn, Quận 1) là TTTM đầu tiên của Parkson tại Việt Nam. Ảnh: Sở VH-TT-DL.
Trong 5 năm tiếp theo, nhà bán lẻ này bứt phá mạnh mẽ vì thời điểm đó, hai đô thị lớn như TP HCM và Hà Nội vẫn chưa có nhiều trung tâm thương mại cao cấp. Ảnh: Nhipcaudautu.
Đến năm 2012, tức sau 7 năm gia nhập thị trường Việt Nam, Parkson có tổng cộng 8 trung tâm thương mại. Trong đó, Parkson sở hữu 5 trung tâm thương mại là Hùng Vương, Flemington, Long Biên, Viet Tower, Landmark. 3 trung tâm còn lại Parkson thuê lại để quản lý là Saigon Tourist, Paragon và C.T. Ngoài ra đơn vị này còn có một trung tâm thương mại tại Hải Phòng. Ảnh: Parkson.
Năm 2013, Parkson công bố sẽ tiếp nhận 2 trung tâm thương mại nữa tại TP HCM dưới dạng hợp đồng quản lý là Parkson Cantavil (quận 2) và Parkson Leman (nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3). Ảnh: Parkson.
Thế nhưng, năm 2014 làn sóng đầu tư của Parkson đã dừng hẳn, không mở rộng thêm trung tâm thương mại nào. Từ đầu năm 2015 trở đi, kinh doanh của Parkson bắt đầu gặp khó khăn và liên tiếp đóng cửa 3 trung tâm thương mại. Ảnh: Parkson.
Cụ thể, tháng 1/2015, Công ty TNHH Parkson Việt Nam đột ngột thông báo đóng cửa trung tâm thương mại tại Keangnam, Phạm Hùng, Hà Nội. Chỉ trong một đêm 3/1, Lion yêu cầu các chủ cửa hàng phải chuyển hết đồ ra ngoài. Đến giữa tháng 5/2016, Parkson Paragon ở TP HCM đóng cửa để di dời sau 5 năm hoạt động. Trong hình là Trung tâm thương mại tại Keangnam đóng cửa. Ảnh: Vietnamnet.
Mới đây, tập đoàn lại tiếp tục tuyên bố đóng cửa Parkson Viet Tower tại ngã tư Tây Sơn Thái Hà. Sau khi chính thức đóng cửa Parkson Viet Tower vào ngày 15/12/2016, sẽ không còn trung tâm thương mại mang tên Parkson tại Hà Nội nữa. Ảnh: Người lao động.
Theo số liệu của Parkson, giai đoạn 2011-2015, doanh thu của Parkson Retail Asia Limited ổn định trong khoảng 600-700 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận của doanh nghiệp liên tục sụt giảm, từ 115 tỷ xuống còn 24 tỷ đồng năm 2013. Kết thúc năm tài chính 2014, Parkson tại Việt Nam lỗ 37 tỷ đồng và năm 2015 lỗ tăng đột biến 1.250 tỷ đồng. Ảnh: Zing.
Lý giải về con số lỗ tăng đột biến, báo cáo cho hay, trong tháng 1/2015, Parkson đã huỷ hợp đồng thuê tại Parkson Keangnam trước thời hạn nên phải chi 64 triệu đôla Singapore, tương đương 1.020 tỷ đồng, để đền bù hợp đồng. Do vậy, Parkson đã lỗ tổng cộng 79,2 triệu SGD, khoảng 1.250 tỷ đồng tại Việt Nam. Ảnh: Parkson.
Theo Parkson, sau khi liên tục thua lỗ, đơn vị đã quyết định thoái vốn tại công ty Parkson Hà Nội và đã bán 31% vốn cho cá nhân tên Hoang Manh Cuong. Điều này giúp năm 2016, lợi nhuận Parkson bất ngờ quay đầu tăng, đạt 551 tỷ đồng trong khi doanh thu chỉ đạt 547 tỷ đồng. Ảnh: Parkson.
Sau những thua lỗ, Parkson Việt Nam đến nay đã đóng cửa tổng cộng 3 trung tâm thương mại. Hiện, trên toàn quốc còn lại 8 trung tâm thương Parkson hoạt động, bao gồm 6 trung tâm tại TP HCM, 1 tại Hải Phòng và 1 tại Đà Nẵng. Ảnh: Tinhhoa.