Trong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Thế nên có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Từ đây về sau mọi người có nghe ai nói gì về mình, dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui.
Đa số chúng ta có cái tật nghe người nói không tốt về mình qua miệng người thứ hai , thứ ba, thì tìm phăng cho ra manh mối để thọ nhận rồi nổi sân si phiền não, đó là là điều không hay.
Lẽ dĩ nhiên không phải lời thị phi nào cũng dễ bỏ ngoài tai. Có những lời sỉ nhục nhân cách, tác động không chỉ tới riêng ta mà còn tạo làn sóng dư luận đến tâm lý những người quanh ta, họ có thể từ chỗ lời thị phi mà nhìn nhận không đúng về ta.
Cứ bình tĩnh. Bởi lẽ, những lời thị phi sẽ chỉ ảnh hưởng được những ai hời hợt qua loa đánh giá vấn đề từ cửa miệng; những người sâu sắc, thâm trầm, có tri thức thì biết nhìn sâu nhìn rộng và chỉ có nhận xét khi đã thẩm định kĩ càng. Thế nên, nếu ta đúng thì hãy giữ vững sự kiên định của tâm thức, bởi chẳng khó khăn gì khi ta vượt qua những lời ong tiếng ve không sự thật, căn cứ.
|
Ảnh minh họa. |
Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người
Theo Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được.
Những lời lẽ “cay độc” được nói ra thì chớ mong bên trong con người ấy là một cái tâm thanh tịnh, tốt đẹp. Nghiệp ác từ những lời thị phi thật sự rất khủng khiếp, không có “khẩu đức” thì cả cuộc đời gập ghềnh thậm chí rất thê lương.
Vì thế ngay cả lúc đầu óc tỉnh táo nhất hay lúc tức giận cũng cần ghi nhớ không thể nói những lời này ra. Nếu không "hậu quả" sẽ khó lường...
Điều thương tâm, đừng gặp ai cũng nói
Khi đang buồn bã, có ý muốn chia sẻ, nhưng nếu gặp bất cứ ai cũng thổ lộ sẽ rất dễ làm cho người nghe bị áp lực tâm lý đồng thời nảy sinh nhiều mối nghi ngờ, cảm thấy nhàm chán. Ấn tượng trước đây của bạn trong mắt người khác cũng sẽ bị mai một, khiến người ta xa lánh vì sợ bạn lại trút khổ lên họ.
Việc của mình, lắng nghe lời khuyên của mọi người
Những việc của mình nên lắng nghe quan điểm của người ngoài cuộc, một mặt có thể tạo ấn tượng khiêm tốn, mặt khác mọi người sẽ nghĩ rằng bạn là người thấu tình đạt lý.
Việc không thể làm, thì đừng nói
Không được dễ dãi cam kết những việc ngoài tầm tay. Phải để cho người ta tin rằng bạn nói được thì sẽ làm được.
Oán trời trách đất cũng là cách làm tổn hại nhanh phúc báo
Người hay phàn nàn, không hài lòng với số mệnh, ích kỷ và ganh ghét đố kỵ thường hay oán trời trách đất. Họ không trân quý những gì vốn có của bản thân nên mới cảm thấy bất bình, thông qua cái miệng mà suốt ngày ca cẩm. Đây cũng là một cách làm tổn hại phúc báo rất nhanh, cũng là một dấu hiệu của người bạc mệnh hiện tại hoặc sau này.
Điều không chắc, nên nói thật thận trọng
Đối với những điều không nắm bắt rõ, nếu bạn không lên tiếng, đôi khi người ta nghĩ bạn đạo đức giả hoặc thiếu hiểu biết, không có chính kiến. Chi bằng diễn đạt một cách cẩn thận, mọi người sẽ cảm thấy rằng bạn là một người đáng tin cậy.
Miệng muốn nói lời hay, lời tốt thì tâm phải tốt, phải đẹp
Miệng muốn nói lời hay ý đẹp thì trong lòng phải thực sự tốt, phải có hảo tâm, vì vậy người đó sẽ phát ra từ trường tốt xung quanh mình. Những thứ tốt đẹp sẽ tìm đến với người này và họ có phúc báo. Vậy hảo tâm là gì? Trước tiên cần biết đủ và biết cảm ơn. Biết đủ là một loại thành tựu. Những người tu hành họ luôn tự hài lòng, đối với hoàn cảnh nào cũng chấp nhận, cũng thấy thỏa mãn và biết ơn. Khi người ta biết đủ, biết thỏa mãn, người ta sẽ không nói những lời không tốt hay phàn nàn vì trong tâm họ đã bình an rồi.
Việc gấp, nói từ tốn
Gặp phải trường hợp khẩn cấp, nếu có thể dằn lòng một phút để suy nghĩ, sau đó nói chậm rãi, không vội vàng hấp tấp thì người nghe cũng sẽ thấy ổn định mà không cuống cuồng, “tá hỏa” theo. Bình thản ngay trong lúc khẩn cấp sẽ giúp bạn chiếm được niềm tin của người khác, cho thấy bạn là người có năng lực thực sự, khó “xung động” và là chỗ dựa của mọi người xung quanh.
Điều vô căn cứ thì đừng nói hàm hồ
Trên đời tệ nhất là kẻ ngậm máu phun người, vì thế đừng nói những điều vô căn cứ hoặc thêu dệt. Hãy chứng tỏ mình là người trưởng thành, có nhân phẩm, có gì nói nấy, thành khẩn trong từng lời nói.
Đừng để lời nói mang lại khẩu nghiệp cho mình
Chuyện của người khác, nói thật cẩn thận
Cần giữ một khoảng cách an toàn giữa người với người, đừng bình phẩm hay đồn thổi chuyện của người khác mà tạo ra những hiểu lầm tai hại.
Không nói lời tổn thương người khác
Chúng ta có thể không nóng nảy với người ngoài nhưng lại hay trút giận lên người thân, vì bạn cho rằng người nhà sẽ chấp nhận mọi khuyết điểm của mình. Đây là sai lầm lớn, đối với gia đình, bạn càng cần phải yêu thương và tiết chế những lời nói cay nghiệt, không đáng có. Nói lời tổn thương người khác thì mình sẽ bị khinh thường.
Việc của người lớn, nhiều nghe ít luận
Người lớn tuổi hơn thường không thích những người trẻ bàn luận hay cho nhiều ý kiến về việc của họ. Vì thế, nếu không phải chuyện mà bạn hiểu tường tận thì tốt nhất là ít luận để tỏ sự tôn trọng trưởng bối, khiêm tốn và hiếu học.
Thường thì gieo Nhân phải gặt Quả, Nhân thế nào thì Quả thế ấy, gieo hạt cam thì được quả cam thơm ngọt, gieo hạt chanh thì quả chanh chua, chúng ta đã thấy những người vô cùng không may bị sứt môi, nói ngọng, bị câm…. ấy cũng là do tạo Khẩu Nghiệp xấu, gây nên những hậu quả lớn, đã mang khổ đau tới cho mọi người nên giờ họ phải trải nghiệp, thật đáng thương.
Xưa không biết thì đã đành, giờ biết Khẩu Nghiệp thế nào rồi thì sám hối, nhận lỗi và sửa sai, đừng bao giờ tái phạm nữa. Hãy nói lời dễ nghe, lời hay, lời có ích cho mọi người, nói lời vui vẻ hòa nhã, nói lời gắn kết yêu thương, nói lời chân thật… Giữ cho Ý trong sạch, Thân trong sạch thì Khẩu cũng trong sạch. Nhân lành ắt quả quả lành.
Mời quý độc giả xem video về thiền sư Thích Nhất Hạnh (nguồn BBC):