Gặp cao nhân, phải cao minh
Tào Tháo vì từng giết Đổng Trác nên kể từ đó về sau rất nghi kị việc bị người thân thiết bên cạnh ám hại. Để "diệt trứng từ trong nước", Tào Tháo đã nghĩ ra một kế hoạch. Ông nói với thị vệ hầu cạnh mình rằng: "Ta sợ mình giết người trong mơ, vì vậy khi mà ta đang ngủ, tuyệt đối đừng đến gần ta."
Một buổi tối nọ, khi Tào Tháo đang ngủ thì bị lăn xuống đất, người thị vệ trông thấy vậy liền chạy lại đỡ rồi đắp lại chăn cho Tào Tháo. Thế nhưng, Tào Tháo bỗng đứng dậy rút kiếm ra giết chết người thị vệ, rồi lại tiếp tục ngủ say. Sáng hôm sau, Tào Tháo kinh ngạc, hỏi người bên cạnh: "Ai đã giết thị vệ của ta?"
Mọi người thành thật khai báo, Tào Tháo khóc lóc đau đớn, hối hận vô cùng. Mọi người đều cho rằng Tào Tháo mộng du nên giết người, chỉ mình Dương Tu thương xót cho người thị vệ: "Ai cũng nói Thừa tướng ở trong mộng, thiết nghĩ ngươi mới chính là người trong mộng ấy."
Kể từ đó, Tào Tháo căm ghét Dương Tu vô cùng, nên sau này đã lấy cớ giáng cho Dương Tu tội nhiễu loạn lòng quân rồi diệt trừ ông để hả giận.
Cổ nhân dạy: "Bệnh vào từ mồm, họa ra từ miệng." "chỗ đau" của người khác, bằng không sẽ rất dễ rước họa vào thân.
Nói chuyện tuyệt đối đừng "tùy ngữ"
1. Lời không được hứa dễ dàng, nếu hứa rồi lại thay đổi, chi bằng đừng hứa.
2. Người hiểu chuyện luôn nói những lời thích đáng vào thời cơ thích đáng.
3. Cuồng ngôn sẽ gây chú ý, gây căm ghét, và rất dễ gây ra tai họa.
4. Nói trực tiếp, nói thẳng nhưng cũng nên nhẹ nhàng, mềm mỏng, biết tôn trọng đối phương.
5. Khoan dung, độ lượng với người khác một chút cũng là một loại trí tuệ.
6. Nói chuyện, không nên kiêu ngạo tự mãn, tự cho mình là đúng.
7. Không nên nói xấu sau lưng người khác bởi nó sẽ sẽ khiến thiên hạ không yên.