Có hai điều trong việc tu tập đạo lý làm người:
– Thứ nhất: hoàn thiện bản thân; tu dưỡng đạo đức nơi chính mình.
– Thứ hai: có trách nhiệm với những người chung quanh: có bổn phận đem được sự an vui, hạnh phúc đến cho mọi người.
Suốt năm tháng chúng ta tu theo Phật để được làm Thánh, để giải thoát, chúng ta quên đi bổn phận làm người trong cuộc sống và đối với những người chung quanh.
Nhưng thật ra chính nơi thân phận làm người này, chúng ta thực hiện hoàn hảo đạo làm người; thương yêu và giúp đỡ những người chung quanh, chúng ta sẽ trở nên một người tuyệt vời, một vị Thánh. Vị trí của bậc Thánh không phải là từ bỏ thân phận làm người; đi tìm một giấc mơ hão huyền, một giá trị cao xa nào khác, mà vị trí của Thánh bắt đầu từ thân phận con người.
|
Ảnh minh họa. |
Nhưng làm thế nào để thực hiện đạo làm người, trở thành người tốt, người tuyệt vời?
Là người biết thanh lọc nội tâm, biết kiểm soát tâm và đánh giá chính bản thân mình. Là người luôn biết tự trách mình, tìm lỗi chính mình để sửa sai. Là người xem xét hành vi của mình từng chút một; điều bất thiện dù rất nhỏ cũng tránh, điều thiện dù khó khăn đến thế nào cũng không từ nan, và hiểu rõ ranh giới giữa điều xấu và điều tốt.
Là người đối với mọi người luôn khoan dung, tử tế một cách sâu sắc, và luôn e ngại sẽ làm người khác bị tổn thương. Tử tế sâu sắc có nghĩa là hiểu thấu, thông cảm và chia sẻ được những nỗi đau của người khác. Là người độ lượng, yêu thương con người mà không so đo hơn thiệt. Dù làm rất nhiều việc thiện, trong lòng không hề có chút ý nghĩ mưu cầu danh lợi phước báo. Chấp nhận những thiệt thòi bản thân để giữ vững đạo lý làm người.
Tại địa phương của chúng tôi, bất kể là lễ Tết hay ngày thường, thành thị hay nông thôn, quan chức hay nông dân, già trẻ trai gái vì cầu tiền tài, tiêu tai giải nạn, trừ bệnh khỏe thân, v.v. mà đều đến chùa cúng bái Thần Phật, xin quẻ thẻ bói xem là họa hay phúc. Nhưng rốt cục Thần có ở đó không? Làm thế nào cúng bái mới có tác dụng? Có thể rất nhiều người tin rằng Thần đang lắng nghe các lời thỉnh cầu, nhưng ít ai có thế nói rõ đạo lý trong việc này. Kỳ thực trong đó có đạo lý, viết ra để mọi người cùng tham khảo.
Phật gia giảng từ bi, Đạo gia giảng phản bổn quy chân, Thiên Chúa giáo giảng nhân ái… Vì vậy, nếu muốn thoát khỏi lục đạo luân hồi, thì đối với tín ngưỡng vào Thần Phật chính là tự đốc thúc bản thân và làm theo lời giảng của Họ. Nếu chân chính làm được như vậy sẽ có hy vọng thành công. Mặt khác, con người muốn sống hạnh phúc thì cần tích đức, vì có đức sẽ có phúc báo, bởi lẽ “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo” chính là nhận thức cơ bản nhất mà Thần Phật cho nhân loại biết khi làm người.
Trước đây rất nhiều người đi chùa lễ Phật, có người là vì muốn tu luyện để được giải thoát, có người là vì kính ngưỡng sự vĩ đại của Thần Phật, cũng có người là vì đau khổ trong cuộc sống, biết được khổ nạn sinh ra đều do bản thân trước kia làm điều xấu mà thành báo ứng. Họ đều hướng tới Thần Phật mà xám hối, phát thệ tự mình sửa chữa, tu cải, hy vọng Thần Phật sẽ giảm bớt thống khổ mà mình đang chịu đựng.
Nhưng hiện tại, đại đa số những người lên chùa là để tiêu trừ bệnh tật, mong muốn cầu tài, thăng quan, tiến chức mà cúng bái Thần Phật, chứ không phải muốn tu sửa bản thân sau những việc xấu đã làm. Họ cho rằng quyên tiền, thắp hương cúng bái thì Phật sẽ ban phước cho họ. Nhưng Thần Phật có cần những thứ đó của nhân loại không?
Cho dù thế nào, từ xưa tới nay, đối với những ai có tín ngưỡng chân chính và thuần khiết nhất vào Thần Phật thì đều được mọi người tôn kính. Nhưng tại Trung Quốc hiện tại, không chỉ không tôn kính Thần Phật, mà khi nói đến còn thấy tức cười, kỳ thực bất quá chỉ là vì suốt mấy chục năm họ bị chính trị tẩy não, thêm lên đó là học thuyết vô Thần luận. Thật đáng thương biết nhường nào!