Cuộc sống này người trẻ có những cái khổ của người trẻ, người già có những cái khổ của người già, người giàu có những cái khổ của người giàu và người nghèo có những cái khổ của người nghèo. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều có những cái không được hài lòng như ý.
Có ai sống mà không lo lắng, không hối tiếc, không trông mong, không nhớ nhung, không sầu khổ, không nuối tiếc hay hy vọng một điều gì đó? Có ai sống mà không biết phiền muộn khổ đau, thất chí nản lòng, bi quan yếm thế, chán chường trong cô đơn tuyệt vọng? Có ai dám bảo đảm rằng ta hoàn toàn khỏe mạnh, thoải mái cả hai về mặt thể xác lẫn tinh thần? Chắc chắn là không có ai, ngoại trừ các vị đại Bồ tát và chư Phật thị hiện vào đời để giáo hóa chúng sinh.
Những nỗi khổ, niềm đau trong kiếp người không bao giờ kể xiết. Nó đeo đẳng, chi phối đời sống của ta như bóng theo hình. Người nghèo phải khổ vì dãi nắng dầm mưa, đầu bán cho trời, lưng bán cho đất, nợ nần chồng chất, con cái thất học, bệnh tật đau yếu, vợ chồng ly tán.
Người giàu phải khổ vì quyền cao chức trọng, sợ người tài giỏi hơn mình, luôn sống trong lo âu vì sợ tiền tài bị mất mát và nỗi khổ đau nhất là con cái bất hiếu, phá sản vì bê tha, nghiện ngập. Xét cho cùng, đã có thân này là có khổ, cho nên ta cần phải cố gắng tu tâm dưỡng tánh để biết cách làm chủ bản thân mà vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời.
|
Ảnh minh họa. |
Đức Phật vì lòng từ bi mà thương xót chúng sinh nên đã chỉ ra nỗi khổ niềm đau, chỉ dạy phương pháp dứt khổ để chúng ta cùng được sống trong bình yên, hạnh phúc.
Dưới đây là 7 lời dạy của Phật giúp bạn thản nhiên đi qua giông bão:
Bảo trì tinh thần, tâm thái tích cực
Hết thảy mọi sự trong cuộc đời của một người đều bắt nguồn từ trạng thái nội tâm của người ấy. Nội tâm của một người lại là thứ mà con người có thể hoàn toàn khống chế, kiểm soát được.
Có câu nói như thế này, “Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh những cánh buồm để đến nơi tôi đã định”. Tâm thái của một người thực sự có thể làm thay đổi vận mệnh của một người. Cho nên, tinh thần, tâm thái tích cực là tài phú đứng đầu của con người.
Bảo trì thể trạng khỏe mạnh
Thể trạng khỏe mạnh được bắt nguồn từ tinh thần, ý thức khỏe mạnh. Con người ta chỉ có thể thực sự có một cơ thể khỏe mạnh khi tư tưởng, nội tâm của người ta không bị ràng buộc, không bị quá nhiều thứ xấu đè nặng.
Thoát ly khỏi sự sợ hãi
Đời người có bảy loại sợ hãi căn bản chính là nghèo khổ, sợ bị phê bình, sợ bệnh tật, sợ mất đi tình yêu, sợ mất đi chính mình, sợ già và sợ chết.
Người làm “nô dịch” cho những nỗi sợ hãi này sẽ không thực sự giàu có, thực sự tự do. Đời người nên thuận theo duyên, đừng cưỡng cầu, sợ hãi mất đi thứ này, mất đi thứ kia, thuận theo duyên là một loại cảnh giới cao!
Giữ vững hy vọng tương lai thành công
Hy vọng chính là người dẫn đường tốt nhất cho trạng thái nội tâm của con người. Hy vọng cũng chính là nền móng sâu lắng nhất của sự vui vẻ, khoái hoạt.
Nếu trong cuộc đời, gặp phải những bất trắc, những khó khăn, hãy đừng quên hy vọng vào ngày mai! Bởi vì, chỉ cần lựa chọn được con đường đúng đắn, cố gắng kiên trì thì tương lai nhất định sẽ có biến chuyển.
Xác định và kiên trì tín niệm
Niềm tin, tín niệm là một loại sức mạnh. Nó có thể đem năng lượng bình thường của suy nghĩ chuyển đổi thành sức mạnh tinh thần và tạo thành sự thực.
Tín niệm còn giúp con người kiên trì đến cuối cùng với con đường đã lựa chọn của mình.
Mở lòng chia sẻ với người khác
Mọi người vẫn thường nói, niềm vui, niềm hạnh phúc khi có người khác chung vui thì sẽ được nhân đôi, nỗi buồn được chia sẻ cũng sẽ vơi đi một nửa. Chia sẻ chính là con đường khiến mọi người xích lại gần nhau hơn, là một loại hạnh phúc thực sự. Cho người khác, đến cuối cùng cũng chính là nhận lại!
Tự khắc chế, nghiêm khắc với bản thân
Khổng Tử dạy, người quân tử chân chính đối với bản thân vô cùng nghiêm khắc, đối với người khác lại vô cùng bao dung.
Người có thể tự khắc chế bản thân, soi xét mọi hành vi, lời nói của bản thân mình thì sẽ không dễ phạm sai lầm. Khi gặp hoàn cảnh khó khăn, gặp thử thách, họ sẽ không dễ dàng đánh mất bản thân mình.
Người có thể tự khắc chế bản thân trong mọi hành vi, lời nói thì chính là đang trong quá trình tu dưỡng bản thân mình, đạt cảnh giới cao hơn!
Mời quý độc giả xem video về thiền sư Thích Nhất Hạnh (nguồn BBC):