Sự bất tha: Việc sai quấy không nên làm lại lần 2
Con người luôn có thói quen và được chia làm 2 loại: tốt và xấu. Có những việc biết là không nên, nhưng mang đến cho ta sự an nhã, đã chấp nhận trở thành nô lê của nó, không thể dứt ra được. Người tài, vì giữ thói kiêu ngạo, cuối cùng sự nghiệp tiêu tùng. Người nghèo nhưng lười nhác, cả đời sẽ sống trong túng quẫn. Người hèn kém nhưng giữ thói dối gian, mãi mãi chẳng thể tìm được tri kỷ đích thực. Cuộc đời luôn có nhân quả, thói quen xấu sẽ luôn mang đến họa sát thân.
|
Ảnh minh họa. |
Tuổi trẻ khi đã trôi qua không thể lấy lại. Thời gian một khi đã mất giống như dòng nước tuột khỏi kẽ tay, tinh lành thế nào cũng chẳng thể cảm nhận được thêm lần nữa.
Con người dẫu biết đang làm chuyện sai quấy, không phải, nhưng nếu cứ tặc lưỡi cho qua mà không chịu sửa đổi, chính là đang tự bài mòn sinh mệnh và phúc đức của chính mình. Cuối cùng phải sống cả đời trong tiếc nuối, muộn phiền.
Nhân bất tác: Làm người đừng giữ thói ba hoa
Theo Hán Ngữ: “Tác” tức là ngông cuồng, ngạo mạn, không biết phải trái, lớn nhỏ, trước sau. Cuối cùng vì không giữ mồm, giữ miệng, tiết chế hành vi mà rước lấy quả khôn lường, thậm chí gặp họa sát thân. Kiêu ngạo đi trước, đại họa theo sau.
Xưa kia Tần Vũ Vương của nhà Hán vốn tư chất thông minh, vóc dáng khỏe mạnh. Năm 307 TCN, Tần Vũ Vương đi tuần ấp Đô Lạc, thách đấu nhấc đỉnh đồng với hai đấu sĩ Ô Hoạch, Mạnh Bôn. Kết quả là hai mắt ông chảy máu, xương cẳng chân bị gãy, qua đời khi chỉ mới 23 tuổi.
Vậy nên, kẻ có trí, chớ dại mà nghĩ xằng. Người thừa dũng, chớ nông nổi mà làm điều bậy. Ở đời luôn có một quy luật: núi cao tất sẽ có núi khác cao hơn. Biết mình biết ta, biết tiến biết lùi, sẽ bảo toàn được những gì mình có, thậm chí thoát khỏi bao nỗi ưu phiền.