1. Không tự nguyện bố thí
Phật giáo cho rằng, bố thí là một trong những việc thiện tích được phúc tích công đức lớn nhất. Bố thí cho người khác cũng là tự bố thí cho chính mình. Nhưng nếu ở thời điểm bố thí lại không cam tâm tình nguyện, làm tổn thương tự trọng của người khác thì chẳng những không được cảm tạ còn bị ghi hận. Như vậy thì phúc báo đâu chưa thấy chỉ thấy oán nghiệp kết thêm.
|
Ảnh minh họa. |
Thiện hạnh đúng cách là thiện hạnh lành, thiện hạnh sai cách thì công đức rơi rụng. Bố thí không quan trọng ở số lượng nhiều hay ít mà cốt ở phát tâm chân thành. Dùng chân thành mà bố thí cho người khác thì công đức vô lượng.
2. Cư xử lỗ mãng
Trên đời này vạn sự đều có duyên phận, dù gặp tình huống nào cũng đừng cư xử thô lỗ kẻo mất phúc. Làm người không nên chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân, phải biết khiêm tốn, cúi đầu và nhường nhịn, đối nhân xử thế có nhẫn nại mới có được sự tôn trọng.
Thứ nhất, đề phòng khẩu nghiệp, khi lỗ mãng rất dễ phạm phải điều tổn phúc này. Ác ngữ sẽ đả thương người khác cũng làm bọ thương chính mình, nói qua nói lại ai được lợi gì? Nhường nhịn một chút sự việc lại êm thấm ngay.
Thứ hai, làm việc thận trong, quên mình vì người, không oán không hận, Chỉ cần chân chính vì lợi ích của chúng sinh thì tất có phúc báo. Đừng có đồ của mình thì giữ, đồ của người thì phá, việc của mình thì chu toàn, việc của người khác thì bỏ bê.
Thứ ba, gặp chuyện thì thận trọng, lúc nào cũng tâm niệm hướng thiện. Chúng sinh là phàm phu, không tránh khỏi sai lầm, nên trước mỗi sự vụ hãy cố gắng hướng về điều thiện, khởi động tâm thiện để lời nói và việc làm cũng theo hướng đó.
Mời quý độc giả xem video về thiền sư Thích Nhất Hạnh (nguồn BBC):