Bóng đá Việt Nam: Ứng xử với các ông bầu

Google News

Quản lý các CLB không có nghĩa là phó mặc cho họ tự làm và "sống chết mặc bay".

Trước thềm Hội nghị VFF vào thứ Bảy (3/11) để chốt những vấn đề quan trọng cho mùa giải mới liên quan đến số phận nhiều đội bóng, VFF với tư cách là nhà quản lý và là tổng công trình sư sẽ ứng xử với các ông bầu như thế nào trong giai đoạn nhập nhằng như hiện nay?
Kinh tế khó khăn khiến các ông bầu sẵn sàng vứt bỏ "đứa con tinh thần"
Kinh tế khó khăn khiến các ông bầu sẵn sàng vứt bỏ "đứa con tinh thần"
Gọi là nhập nhằng vì những biến động về kinh tế và những sự cố trong thời gian qua đã dẫn đến việc nhiều đội bóng buộc phải thay đổi. Điều mà VFF mới chỉ tính đến mùa 2013 có thể sẽ có vài đội bỏ giải nhưng lại không nghĩ xa hơn như thế này.
 
Chẳng hạn việc kinh doanh “xác” một đội bóng NaviBank SG từ những cái “bật tường” để kiếm lãi của những ông bầu, những tay chuyên kinh doanh từ bóng đá; hay việc hai CLB bóng đá Hà Nội của bầu Kiên giờ đang ở chế độ chờ mà vẫn chưa tìm ra người có đủ thẩm quyền để quyết đội bóng này có tồn tại hay không; hoàn cảnh các đội bóng của bầu Hiển trong việc ông bầu này có những động tác để “nhả” phần quản lý trực tiếp của mình ra và “lách” chuyện một ông chủ hai đội bóng…

Nhìn chung các ông bầu luôn đi nhanh hơn VFF, hay nói đúng hơn là luật và quy chế của VFF được đặt ra nhưng các ông bầu luôn nhanh tay hơn trong việc tìm các kẽ hở để đi hoặc đi trái đường mà “công an VFF” không dám thổi.

Việc ứng xử với các ông bầu của VFF từng có thời gian dài bị đuối lý và đuối thế bởi quan niệm “Các ông bầu bỏ tiền ra làm bóng đá và mang đến cho bóng đá rất nhiều”.

Suy nghĩ trên chỉ đúng một phần khi các ông bầu là người được mời vào, được kêu gọi đi trên con đường chuyên nghiệp theo dạng các doanh nghiệp đổ tiền vào chơi bóng đá.

Tuy nhiên cuộc chơi của các ông bầu cũng nhiều phức tạp khi ai cũng nói làm bóng đá ở Việt Nam không có lãi nhưng rất nhiều ông bầu chăm chăm vào chỗ không lãi đấy là để làm ăn (đất vàng, dự án, tiêu tiền một cách hợp pháp...). Rồi từ các ông bầu từ các đội bóng cũng có rất nhiều “ký sinh” vây quanh đấy để kiếm chác từ miếng bánh lớn mà việc đầu tư cho bóng đá tự dưng đội giá lên rất cao cùng nhiều khoản chi rất vô lý như những cú áp phe trong bóng đá.

Bây giờ nói chuyện Hội nghị VFF chốt những vấn đề quan trọng của bóng đá Việt Nam thì nhiều người lại nghi ngờ vào khả năng lèo lái của VFF trước thực trạng nhiều ông bầu đang lộ dần chân tướng làm bóng đá theo kiểu ăn xổi.

NaviBank SG xóa sổ lập tức được biến tướng thành việc mua tên, bán suất từ những người chuyên làm kinh tế bóng đá và lợi dụng sự nhập nhằng trong bóng đá để kiếm lãi siêu lợi nhuận. Việc làm này lẽ ra phải nằm trong vòng kiểm soát của VFF là người giữ hành lang pháp lý cho việc tồn tại và mua bán hợp pháp một đội bóng, nhưng tiếc là VFF gần như đứng ngoài các sự kiện này.
 
Chính vì thế mà cái tên NaviBank SG cùng số phận những con người ở đấy cứ lay lắt theo tiếng gọi đồng tiền của những người kinh doanh bóng đá. Điều mà lẽ ra VFF hay cơ quan hành pháp của VFF hoàn toàn có thể đánh một công văn đề nghị NaviBank SG trả lời đầy đủ những câu hỏi từ VFF liên quan đến tư cách và khả năng tồn tại của một đội bóng rồi tìm hướng giúp đỡ thay vì để những người lợi dụng bóng đá tự bắt tay nhau làm mang tiếng chung cho một nền bóng đá.

Ai bảo vệ cho các cầu thủ (khi Việt Nam chưa có hiệp hội các cầu thủ) nếu không phải là VFF?!

Lâu nay vai trò của VFF chỉ là người quản lý và tổ chức chứ chưa cho thấy là một đơn vị được nhà nước trao nhiều quyền về mặt quản lý xã hội tổ chức bóng đá.

Các ông bầu đến với bóng đá rất dễ và cũng bỏ bóng đá rất đơn giản. Nó nảy sinh những bất cập theo kiểu mua đội bóng như “mua rau” là xuất phát từ những quy chế lỏng lẻo cho việc hình thành một CLB chuyên nghiệp.

Số phận nhiều CLB trong mùa bóng mới sẽ ra sao?

Câu hỏi ấy lẽ ra cơ quan điều hành bóng đá phải nắm chắc nhất, thế nhưng thời gian trôi qua, khi các CLB câu giờ thì VFF lại cố kéo dài thời gian để các CLB tự điều chỉnh.

Nhiều CLB khó khăn về tài chính, tất nhiên VFF không thể là người hỗ trợ nhưng VFF hoàn toàn có thể là người tạo ra những hành lang cần thiết để các CLB bớt đi những gánh nặng đấy. Việc điều chỉnh một giải đấu hay một quy chế phù hợp hơn, thức thời hơn sẽ giúp cho các CLB bớt đi nhiều gánh nặng dẫn đến sớm phá sản (như NaviBank SG từng “đốt tiền” và sụp nhanh để rồi bỏ của chạy lấy người).

Quản lý các CLB không có nghĩa là phó mặc cho họ tự làm và “sống chết mặc bay”.

Quản lý và giúp đỡ các CLB không có nghĩa là đến hẹn lại lên và đủ điều kiện thì chơi không đủ thì đi chỗ khác.

Giai đoạn kinh tế dễ thở, VFF rất chiều các ông bầu, còn bây giờ khi kinh tế khó khăn thì việc tồn tại của mỗi đội bóng lại được xem như là chuyện riêng của các CLB.

Các ông bầu sẽ không gân cổ “mắng” nhau như ở Hội nghị tổng kết và cũng sẽ không “thách đấu” nhau theo kiểu bộ phận “gần” VPF và bộ phận “ngoài” VPF nếu họ cùng đứng dưới một “ông chủ” có khả năng bao quát và điều hành giỏi.

Vì thế mà để ứng xử đúng với các ông bầu (gồm cả những ông bầu làm bóng đá tử tế và những ông bầu lợi dụng bóng đá), rất cần một nhà quản lý dám đặt lợi ích chung lên trên hết thay vì khi nuông chiều các ông bầu khi thì “sống chết mặc bay”.

Trước thềm Hội nghị VFF vào thứ Bảy (3/11) để chốt những vấn đề quan trọng cho mùa giải mới liên quan đến số phận nhiều đội bóng, VFF với tư cách là nhà quản lý và là tổng công trình sư sẽ ứng xử với các ông bầu như thế nào trong giai đoạn nhập nhằng như hiện nay?

Gọi là nhập nhằng vì những biến động về kinh tế và những sự cố trong thời gian qua đã dẫn đến việc nhiều đội bóng buộc phải thay đổi. Điều mà VFF mới chỉ tính đến mùa 2013 có thể sẽ có vài đội bỏ giải nhưng lại không nghĩ xa hơn như thế này. Chẳng hạn việc kinh doanh “xác” một đội bóng NaviBank SG từ những cái “bật tường” để kiếm lãi của những ông bầu, những tay chuyên kinh doanh từ bóng đá; hay việc hai CLB bóng đá Hà Nội của bầu Kiên giờ đang ở chế độ chờ mà vẫn chưa tìm ra người có đủ thẩm quyền để quyết đội bóng này có tồn tại hay không; hoàn cảnh các đội bóng của bầu Hiển trong việc ông bầu này có những động tác để “nhả” phần quản lý trực tiếp của mình ra và “lách” chuyện một ông chủ hai đội bóng…

Nhìn chung các ông bầu luôn đi nhanh hơn VFF, hay nói đúng hơn là luật và quy chế của VFF được đặt ra nhưng các ông bầu luôn nhanh tay hơn trong việc tìm các kẽ hở để đi hoặc đi trái đường mà “công an VFF” không dám thổi.

Việc ứng xử với các ông bầu của VFF từng có thời gian dài bị đuối lý và đuối thế bởi quan niệm “Các ông bầu bỏ tiền ra làm bóng đá và mang đến cho bóng đá rất nhiều”.

Suy nghĩ trên chỉ đúng một phần khi các ông bầu là người được mời vào, được kêu gọi đi trên con đường chuyên nghiệp theo dạng các doanh nghiệp đổ tiền vào chơi bóng đá.

Tuy nhiên cuộc chơi của các ông bầu cũng nhiều phức tạp khi ai cũng nói làm bóng đá ở Việt Nam không có lãi nhưng rất nhiều ông bầu chăm chăm vào chỗ không lãi đấy là để làm ăn (đất vàng, dự án, tiêu tiền một cách hợp pháp...). Rồi từ các ông bầu từ các đội bóng cũng có rất nhiều “ký sinh” vây quanh đấy để kiếm chác từ miếng bánh lớn mà việc đầu tư cho bóng đá tự dưng đội giá lên rất cao cùng nhiều khoản chi rất vô lý như những cú áp phe trong bóng đá.

- 1

Kinh tế khó khăn khiến các ông bầu sẵn sàng vứt bỏ "đứa con tinh thần"

Bây giờ nói chuyện Hội nghị VFF chốt những vấn đề quan trọng của bóng đá Việt Nam thì nhiều người lại nghi ngờ vào khả năng lèo lái của VFF trước thực trạng nhiều ông bầu đang lộ dần chân tướng làm bóng đá theo kiểu ăn xổi.

NaviBank SG xóa sổ lập tức được biến tướng thành việc mua tên, bán suất từ những người chuyên làm kinh tế bóng đá và lợi dụng sự nhập nhằng trong bóng đá để kiếm lãi siêu lợi nhuận. Việc làm này lẽ ra phải nằm trong vòng kiểm soát của VFF là người giữ hành lang pháp lý cho việc tồn tại và mua bán hợp pháp một đội bóng, nhưng tiếc là VFF gần như đứng ngoài các sự kiện này. Chính vì thế mà cái tên NaviBank SG cùng số phận những con người ở đấy cứ lay lắt theo tiếng gọi đồng tiền của những người kinh doanh bóng đá. Điều mà lẽ ra VFF hay cơ quan hành pháp của VFF hoàn toàn có thể đánh một công văn đề nghị NaviBank SG trả lời đầy đủ những câu hỏi từ VFF liên quan đến tư cách và khả năng tồn tại của một đội bóng rồi tìm hướng giúp đỡ thay vì để những người lợi dụng bóng đá tự bắt tay nhau làm mang tiếng chung cho một nền bóng đá.

Ai bảo vệ cho các cầu thủ (khi Việt Nam chưa có hiệp hội các cầu thủ) nếu không phải là VFF?!

Lâu nay vai trò của VFF chỉ là người quản lý và tổ chức chứ chưa cho thấy là một đơn vị được nhà nước trao nhiều quyền về mặt quản lý xã hội tổ chức bóng đá.

Các ông bầu đến với bóng đá rất dễ và cũng bỏ bóng đá rất đơn giản. Nó nảy sinh những bất cập theo kiểu mua đội bóng như “mua rau” là xuất phát từ những quy chế lỏng lẻo cho việc hình thành một CLB chuyên nghiệp.

Số phận nhiều CLB trong mùa bóng mới sẽ ra sao?

Câu hỏi ấy lẽ ra cơ quan điều hành bóng đá phải nắm chắc nhất, thế nhưng thời gian trôi qua, khi các CLB câu giờ thì VFF lại cố kéo dài thời gian để các CLB tự điều chỉnh.

Nhiều CLB khó khăn về tài chính, tất nhiên VFF không thể là người hỗ trợ nhưng VFF hoàn toàn có thể là người tạo ra những hành lang cần thiết để các CLB bớt đi những gánh nặng đấy. Việc điều chỉnh một giải đấu hay một quy chế phù hợp hơn, thức thời hơn sẽ giúp cho các CLB bớt đi nhiều gánh nặng dẫn đến sớm phá sản (như NaviBank SG từng “đốt tiền” và sụp nhanh để rồi bỏ của chạy lấy người).

Quản lý các CLB không có nghĩa là phó mặc cho họ tự làm và “sống chết mặc bay”.

Quản lý và giúp đỡ các CLB không có nghĩa là đến hẹn lại lên và đủ điều kiện thì chơi không đủ thì đi chỗ khác.

Giai đoạn kinh tế dễ thở, VFF rất chiều các ông bầu, còn bây giờ khi kinh tế khó khăn thì việc tồn tại của mỗi đội bóng lại được xem như là chuyện riêng của các CLB.

Các ông bầu sẽ không gân cổ “mắng” nhau như ở Hội nghị tổng kết và cũng sẽ không “thách đấu” nhau theo kiểu bộ phận “gần” VPF và bộ phận “ngoài” VPF nếu họ cùng đứng dưới một “ông chủ” có khả năng bao quát và điều hành giỏi.

Vì thế mà để ứng xử đúng với các ông bầu (gồm cả những ông bầu làm bóng đá tử tế và những ông bầu lợi dụng bóng đá), rất cần một nhà quản lý dám đặt lợi ích chung lên trên hết thay vì khi nuông chiều các ông bầu khi thì “sống chết mặc bay”.
Nguồn: Khám Phá
[links()]

Bình luận(0)