Xót xa đám cưới trẻ con ở Ai Cập

Google News

Dân làng cho rằng đây là đám cưới của cặp "cô dâu và chú rể trẻ nhất trên thế giới", cặp vợ chồng đã được tiếp đón rình rang với các màn trình diễn của một ban nhạc.

Đám cưới của al-Fares Saaed, một học sinh chuẩn bị vào trung học, và Nancy, vẫn còn học tiểu học, đã được tổ chức ở giữa một con đường làng. Dân làng cho rằng đây là cặp "cô dâu và chú rể trẻ nhất trên thế giới", cặp vợ chồng đã được tiếp đón rình rang với các màn trình diễn của một ban nhạc và ba vũ công múa bụng trên một sân khấu lớn.
Xot xa dam cuoi tre con o Ai Cap
 
Trong buổi lễ, cha của chú rể phát biểu, "Tôi đã quyết định cho con trai kết hôn khi còn ít tuổi vì tôi luôn mong mỏi được nhìn thấy con trai mình kết hôn và rất vui khi có thể nhìn thấy những đứa cháu nội của mình."
Gia đình của hai trẻ vị thành niên này đã ký giấy tờ không chính thức như một giấy xác nhận hôn nhân, điều này sẽ vẫn không được luật pháp công nhận, Rabea Ahmed, một người dân trong làng, nói với tờ Al-Masry Al-Youm.
Khách tham dự đám cưới giả này cho biết cô dâu mặc màu váy cưới màu hồng thay cho chiếc váy trắng truyền thống để tránh các khiếu nại gửi cho cơ quan chức năng.
Theo tờ báo địa phương Adel al-Saaed, loại đám cưới này rất phổ biến trong làng, nhưng trường hợp quá ít tuổi như vậy là một ngoại lệ.
Mahmoud Shabana, một luật sư trong khu tự trị này nói với tờ Al-Masry Al-Youm rằng đám cưới này là bất hợp pháp, và bất kỳ em bé nào sinh ra từ các cuộc hôn nhân như vậy đều không được công nhận một cách chính thức.
Mặc dù trong thực tế hiện tượng này là rất phổ biến trong khu vực, chính quyền địa phương cho đến nay vẫn không có nỗ lực nào để ngăn chặn tệ nạn tảo hôn này, Shabana nói. Không ai chịu trách nhiệm cho vấn đề này, và vì vậy mọi người vẫn tiếp tục tiến hành các đám cưới bất hợp pháp. Các gia đình tránh những cáo buộc bằng cách tuyên bố rằng đây chỉ là lễ đính hôn chứ không phải là đám cưới, ông nói.
Độ tuổi kết hôn tối thiểu theo pháp luật Ai Cập là 18, nhưng dựa trên số liệu của UNICEF trong năm 2016, 17 phần trăm các cô gái Ai Cập đã kết hôn trước độ tuổi đó.
Một sửa đổi năm 2008 cho bộ Luật Trẻ em nêu rằng các đám cưới tảo hôn sẽ bị ngăn cấm, nhưng đây không phải phạm tội. Tuy nhiên, để ghi nhận những tác động tiêu cực của nạn tảo hôn về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, giáo dục các bé gái và gia tăng dân số, chính phủ nước này đã bắt đầu phát triển một chiến lược quốc gia trong năm 2013 để giảm tệ nạn này xuống 50% trong vòng 5 năm.
Theo Selena Nguyễn/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)