Hồi đầu tháng 3/2018, cha con cựu điệp viên Nga Skripal cùng con gái Yulia được phát hiện bất tỉnh nghi bị đầu độc bằng chất độc thần kinh A-234 (Novichok) ở Salisbury, Anh. Ngay sau đó, London “nổi giận”, một mực cáo buộc Moscow đứng sau vụ đầu độc dù chưa có bằng chứng cụ thể và áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga, bao gồm việc trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga.
Hàng chục quốc gia khác cũng quyết định trục xuất nhà ngoại giao Nga để thể hiện tinh thần “đoàn kết” với nước Anh sau vụ tấn công.
|
Cựu điệp viên Nga Skripal và con gái Yulia. Ảnh: AP. |
Tuy nhiên, những diễn biến gần đây dường như đang diễn ra theo hướng có lợi cho Nga. Hôm 3/4, chính các nhà khoa học Anh cho biết họ không thể chứng minh được rằng chất độc thần kinh A-234, được sử dụng trong vụ đầu độc cha con cựu điệp viên Sergei Skripal vào tháng trước, là do Nga sản xuất.
“Chúng tôi có thể xác định chất độc này là Novichok, một loại chất độc thần kinh cấp quân sự, nhưng không thể xác định nguồn gốc chính xác của nó”, Sky News dẫn lời Gary Aitkenhead, người đứng đầu Phòng thí nghiệm Khoa học và Công nghệ Quốc phòng tại căn cứ quân sự bí mật hàng đầu Porton Down.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Anh thừa nhận rằng kết luận về sự tham gia của Moscow trong vụ đầu độc Skripal được thực hiện trên cơ sở đánh giá dữ liệu riêng.
Mời độc giả xem thêm video: Nga cáo buộc chính quyền Anh vi phạm luật pháp quốc tế trong vụ cựu điệp viên Skripal (Nguồn: VTC1)
Ngoài ra, một quốc gia Châu Âu khác cũng muốn “minh oan” cho Nga, đó là Đức.
Theo Phó Chủ tịch Liên minh Dân chủ Công giáo Đức, ông Armin Lashet, cần phải có ít nhất một bằng chứng về sự tham gia của Moscow trong sự việc ở Salisbury mới được kêu gọi đa số các nước thành viên NATO thể hiện tinh thần đoàn kết trong vấn đề trục xuất các nhà ngoại giao Nga.
“Khi thuyết phục gần như tất cả các nước NATO thể hiện sự đoàn kết, phải có ít nhất một bằng chứng nào chứ? Cho dù các vị nghĩ gì về Nga, tôi đã nghiên cứu những cách khác để hợp tác với các nước, tôi đã nghiên cứu luật pháp quốc tế”, ông Lashet nói và nhấn mạnh các chuyên gia Anh đã không thể xác định nguồn gốc chất đầu độc cựu điệp viên Nga.
Về phần mình, Nga liên tục bác bỏ cáo buộc đứng sau vụ án Skripal. Hôm 4/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng Anh sẽ phải xin lỗi Nga và nhấn mạnh các cáo buộc của London với Moscow về vụ Skripal đang nhận được những bằng chứng ngược lại.