Theo ông Sommer, Đức không nên trở thành con tin với quan điểm của Tổng thống Mỹ Donald Trump và từ chối xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2. Dự án này có nhiều lợi thế và sẽ có lợi cho Liên minh châu Âu (EU).
Ông Sommer lưu ý rằng, bất kỳ ai muốn nhuộm màu chính trị cho dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 cần phải hiểu rằng dự án này sẽ không buộc châu Âu trở nên phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
|
Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 |
Hiện tại, chỉ có 40% "nhiên liệu xanh" do Đức yêu cầu được nhập khẩu từ Nga, phần còn lại được cung cấp bởi Hà Lan, Na Uy và các nước khác. Hơn 36% lượng dầu của Nga tại thị trường Đức. Đồng thời, tác giả bài báo cho biết thêm, vào năm 1990 nguồn cung cấp nguyên liệu thô từ Liên Xô lớn hơn nhiều.
Đức và toàn EU cần tăng nguồn cung cấp khí đốt, các quốc gia khác sản lượng nhiên liệu này đang bị giảm đi, trong khi Nga chứng minh mình là một nhà cung cấp đáng tin cậy, thậm chí cả vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Ông Sommer cũng nói thêm rằng ở châu Âu cơ sở hạ tầng khí đốt được phát triển tốt, nguồn cung cấp ngược được thiết lập và đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng đang được tiếp tục. Ngoài ra, theo tác giả, đối thủ chính của dự án này - Ukraine, có thể dễ dàng giải quyết vấn đề trung chuyển khí đốt qua lãnh thổ của mình.
Nhà phân tích Sommer nhấn mạnh rằng khí đốt hóa lỏng của Mỹ mà nước này đang rất muốn cung cấp cho châu Âu có giá đắt hơn 25% so với khí đốt của Nga, vì vậy châu Âu không có bất kỳ lý do chính trị hoặc kinh tế nào để từ bỏ dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2.
Đồng thời, ông Sommer cũng bày tỏ lo ngại vì các hành động của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông nhận định, các biện pháp trừng phạt vô căn cứ mà ông Trump đưa ra chỉ làm hại các nước liên minh châu Âu, và người tiêu dùng châu Âu sẽ sớm cảm nhận được "sự kinh khủng" của các hành động này trong việc giá cả tăng vọt.
|
Châu Âu không nên từ bỏ Dòng chảy phương Bắc 2 |
Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án xây dựng hai đường ống dẫn khí với tổng công suất lên đến 55 tỷ m3 khí/1 năm từ bờ biển của Nga qua biển Baltic đến Đức, bỏ qua Ukraine. Dự án này dự kiến sử dụng 86% đường ống của dự án Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) hiện tại trước khi rẽ nhánh.
Nhiều quốc gia đã phản đối dự án này, trong đó có Ukraine do sợ mất nguồn thu từ việc trung chuyển khí đốt của Nga, cũng như nếu giảm khối lượng khí trung chuyển qua hệ thống vận chuyển khí đốt Ukraine (GTS) có thể dẫn đến hậu quả một số lượng lớn người tiêu dùng Ukraine không có khí đốt, và Mỹ với kế hoạch xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu đầy tham vọng.
Ba Lan và các nước khác trong khu vực, vốn phụ thuộc vào khí đốt của Nga, đã phản đối mạnh mẽ dự án này. Theo lập luận của các nước này, dự án của Đức và Nga đi ngược lại với chính sách của châu Âu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như đem lại "những tổn thất nghiêm trọng về địa chính trị cho châu Âu".
Tổng giá trị đầu tư xây dựng dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 là 9,5 tỷ euro.