Ai hưởng lợi nếu đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều sụp đổ?

Google News

(Kiến Thức) - Mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên thời gian gần đây khiến dư luận lo ngại tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên có nguy cơ sụp đổ. Tuy nhiên, Trung Quốc và Nhật Bản có thể không nghĩ như vậy.

Dư luận thế giới đang lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều có nguy cơ sụp đổ khi cả Washington và Bình Nhưỡng vẫn chưa có những hành động xuống thang căng thẳng. Liệu điều này có tác động như thế nào với Trung Quốc?
Hiện tại, Mỹ và Trung Quốc đang rơi vào vòng xoáy căng thẳng của cuộc chiến tranh thương mại mà trong đó chính phủ hai nước liên tục có những động thái áp thuế thương mại, trả đũa lẫn nhau.
Ai huong loi neu dam phan hat nhan My-Trieu sup do?
Trung Quốc hưởng lợi nếu đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều đổ vỡ? Ảnh: Express. 
Mới đây, ngày 24/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định hủy bỏ chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tới Triều Tiên, vốn là một đối tác lâu năm của Trung Quốc, khi cho rằng Bình Nhưỡng thiếu những nỗ lực trong tiến trình phi hạt nhân hóa và quy trách nhiệm cho Bắc Kinh về vấn đề này.
“Do lập trường ngày càng cứng rắn về thương mại của chúng ta với Trung Quốc nên tôi không tin họ đang hỗ trợ cho tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên", Tổng thống Trump viết Twitter.
Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington ngày càng xấu đi, việc hủy bỏ chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo tới Triều Tiên gần đây đã cho thấy ông Trump có lẽ đang bắt đầu nhận ra vấn đề với Trung Quốc có ảnh hưởng to lớn thế nào với an ninh quốc gia của Mỹ.
Trước đó, hồi tháng 7/2018, Tổng thống Donald Trump đã hoài nghi Trung Quốc có thể đang tìm cách làm gián đoạn nỗ lực phi hạt nhân hóa Triều Tiên của Mỹ liên quan đến cuộc chiến thương mại giữa hai nước.
“Trung Quốc có thể gây áp lực tiêu cực vì những gì chúng tôi làm với họ trên lĩnh vực thương mại”, Tổng thống Trump viết trên Twitter.
Và nếu đúng như những gì Tổng thống Trump nghi ngờ, Trung Quốc gần như đã đạt được mục đích của mình khi hiện nay đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều đang bị đe dọa và đứng trước nguy cơ sụp đổ.
Ai huong loi neu dam phan hat nhan My-Trieu sup do?-Hinh-2
Mỹ tuyên bố có thể sẽ nối lại các cuộc tập trận lớn trên bán đảo Triều Tiên. Ảnh: Focus Washington.
Không chỉ Trung Quốc, cả Nhật Bản và Hàn Quốc có lẽ cũng không hoàn toàn mong muốn đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều thành công.
Từ lâu, Tokyo đã vận động Washington duy trì chiến dịch sức ép tối đa cho tới khi Bình Nhưỡng có bước đi thực chất hủy bỏ kho vũ khí của mình. Theo nhận định của Columb Strack, chuyên gia từ Viện Chính sách IHS Markit ở London (Anh), Nhật Bản vốn không có niềm tin với Triều Tiên sau những thỏa thuận đổ vỡ trong quá khứ.
Được biết, sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử tại Singapore hồi tháng 6/2018, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo nước này sẽ dừng “vô thời hạn” một số cuộc tập trận quân sự với Hàn Quốc để ủng hộ các cuộc đàm phán liên quan tới chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Và việc Tổng thống Trump tuyên bố chấm dứt các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc khiến Nhật Bản lo ngại, bởi một trong các ưu tiên của Tokyo là đảm bảo hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực, khi nước này có tranh chấp với Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Mời độc giả xem thêm video: Lính Mỹ-Hàn tập trận vượt sông năm 2013 (Nguồn: VTC14)

Và với Hàn Quốc, việc Tổng thống Trump tuyên bố dừng các cuộc tập trận với nước này đặt họ vào tình thế mơ hồ về an ninh, trong bối cảnh thủ đô Seoul nằm trong tầm bắn của 8.000 khẩu pháo Triều Tiên.
Mới đây, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố có thể sẽ nối lại các cuộc tập trận lớn trên bán đảo Triều Tiên. Có thể nói, đây là một tín hiệu đáng mừng đối với cả Nhật Bản và Hàn Quốc.
Thiên An (Tổng hợp)

>> xem thêm

Bình luận(0)