Báo cáo “Chiến lược An ninh Hàng hải Châu Á-Thái Bình Dương” của Lầu Năm Góc, bên cạnh việc Trung Quốc lấn đất ở quần đảo Trường Sa, Bắc Kinh cũng đang hoàn thiện việc xây dựng một đường băng lớn trên một trong bảy “đảo nhân tạo” mà Trung Quốc sử dụng như các tiền đồn.
|
Biểu tình ở Philippines chống Trung Quốc thâu tóm Biển Đông.
|
Một khi đường băng dài 3.000m trên “đảo nhân tạo” Đá Chữ Thập hoàn thành, Trung Quốc có thể sử dụng nó như là một đường băng thay thế cho các máy bay trên tàu sân bay. Điều này cho phép quân đội Trung Quốc tiến hành "các hoạt động lâu dài” với tàu sân bay ở Biển Đông.
Tàu sân bay Liêu Ninh duy nhất của Trung Quốc đã tiến hành tập trận ở Biển Đông nhưng chưa hoạt động đầy đủ. Một số chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ triển khai tàu sân bay nội địa vào năm 2020.
Báo cáo viết tại các “đảo nhân tạo” ở vùng biển Trường Sa, Trung Quốc vẫn hút cát đào kênh và xây dựng các hải cảng nước sâu cho phép các tàu lớn ra vào đồn trú. Báo cáo này viết: "Cơ sở hạ tầng đang xây dựng sẽ cho phép Trung Quốc hiện diện mạnh mẽ hơn ở Biển Đông".
Kể từ khi Bắc Kinh bắt đầu hút cát đắp đảo trên các rạn san hô và bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa vào tháng 12 năm 2013, đến tháng 6/2015, Trung Quốc đã “lấn biển” với diện tích hơn 2.900 mẫu Anh (1.170 ha). Trước đó, các quan chức Mỹ ước tính vào khoảng 2.000 mẫu Anh.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Trung Quốc đã hoàn thành việc bồi đắp vào cuối tháng 6/2015 và hoạt động xây dựng là "hoàn toàn trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc".
Hồi đầu tháng 8/2015, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết Bắc Kinh đã ngừng “cải tạo đất” (thực chất là hút cát đắp đảo nhân tạo, biến không thành có và phá vỡ nguyên trạng) ở vùng biển Trường Sa.
Báo cáo cáo “Chiến lược An ninh Hàng hải Châu Á-Thái Bình Dương” của Lầu Năm Góc nhận định trong vòng có 20 tháng, Trung Quốc đã bồi đắp được diện tích đất gấp 17 lần tổng diện tích mà các bên tuyên bố chủ quyền khác đã làm trong vòng 40 năm qua, chiếm khoảng 95% phần trăm tổng diện tích bồi đắp thêm ở Quần đảo Trường Sa.
Báo cáo của Lầu Năm Góc kết luận: "Trung Quốc đơn phương thay đổi nguyên trạng vật lý trong khu vực, do đó gây khó khăn cho các sáng kiến ngoại giao nhằm làm giảm căng thẳng trong khu vực”.