Vụ việc gây sự chú ý của dư luận hôm 2/4 khi một nguồn tin cho biết chi phí mua 4 trang quảng cáo của tờ báo Beijing Youth Daily
là 96.695 USD (hơn 2 tỷ đồng).
|
Trang 4 là lá thư kiểu bưu thiếp (trái). (Ảnh SCMP) |
Hôm 2/4 là tròn ba tháng kể từ lần cuối người đàn ông giàu có gặp mặt bạn gái, người được cho là đang bị cấm quen anh này. Tuy nhiên, một số người cho rằng đó chỉ là quảng cáo cho một ứng dụng gửi bưu thiếp kỹ thuật số trên điện thoại di động.
Trang đầu tiên của tờ báo là hình ảnh một người đàn ông cùng cô bạn gái xinh đẹp với thông điệp “Cuộc sống không bao giờ suôn sẻ”. Trang thứ 2 và 3 gần như để trống ngoại trừ dòng chữ “Tôi bỏ trống trang này bởi vì tôi không biết phải viết gì”.
Tuy nhiên, trên trang thứ 4 lại là lá thư xin lỗi theo kiểu bưu thiếp có nội dung: “Xuan à, hôm nay là một ngày bình thường nhưng không hiểu tại sao nó lại có ý nghĩa với chúng ta đến thế. Anh xin lỗi vì anh đã làm em đau khổ nhiều và chính điều này cuối cùng lại làm tổn thương anh. Anh muốn em biết rằng khi anh được ở bên cạnh em là điều quan trọng như thế nào và anh còn rất yêu em. Tình yêu của em có thể làm được những điều mà không ai thay thế được, đó là điều rất đặc biệt và độc nhất”.
Liệu đó có phải là một lá thư xin lỗi hay không đã không còn là vấn đề bởi điều này thu hút sự chú ý và thảo luận của đông đảo người dùng Internet. Đây dường như sẽ là một thành công lớn nếu lá thư trên là quảng cáo. Tuy nhiên, luật quảng cáo của Trung Quốc quy định nội dung quảng cáo không được chứa thông tin sai sự thật, gian lận hoặc lừa đảo người tiêu dùng. Dù vậy, ranh giới giữa luật pháp và ý tưởng sáng tạo cần phải được làm rõ hơn.