Di tích Mahabalipuram nằm ngay cửa con sông Palar, bên bờ vịnh Bengal (gần thành Madras) ở miền Nam Ấn Độ, là một cụm đền thờ hay Thánh tích nổi tiếng vào bậc nhất của Ấn Độ.Ngay từ thế kỷ thứ 7, nơi đây đã trở thành trung tâm tôn giáo, văn hoá, chính trị của người Hindu và vẫn còn lưu giữ rất nhiều di tích mang đậm dấu ấn của vương triều Pallava. Ảnh: Viator.com.Khu đền Shiva hay Đền ven biển là một quần thể kiến trúc được xây dựng vào khoảng năm 700, dưới thời vua Ratgiasimha. Hiện nay chỉ còn lại hai ngôi đền dưới dạng tháp nhiều tầng kiểu như Dharmaradja ratha.Kỹ năng điêu khắc đá được truyền lại từ đời này sang đời khác và chưa bao giờ bị mai một. Ngày nay, các cửa hàng đá ở khắp mọi nơi trong thành phố của những ngôi đền.Trước đây, Mahabalipuram là một bến cảng của Ấn Độ, vào thời kỳ hưng thịnh, bến càng này là nơi giao thương buôn bán giữa thương lái Ấn Độ và các đất nước khác ở Đông Nam Á.Những thế kỷ sau đó, mặc dù đã qua thời kỳ hưng thịnh, Quần thể kiến trúc Mahabalipuram vẫn nổi tiếng bởi bến cảng Mahabalipuram và những đền thờ của đạo Bà La Môn.Chính vì vậy, phong cách nghệ thuật của các công trình kiến trúc nơi đây nhanh chóng trở nên phổ biến ở các quốc gia theo dòng Phật Giáo nam tông, ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.Đáng kể nhất và có giá trị nhất về nghệ thuật điêu khắc của Mahabalipuram là bức phù điêu đá khổng lồ. Nó đã mô tả được các câu chuyện huyền thoại về dòng sông Hằng linh thiêng.Mahabalipuram với nhiều ngôi đền độc đáo và những hình phù điêu khổng lồ quả là điều kỳ diệu của nghệ thuật miền Nam Ấn Độ.Sử dụng vật liệu bằng đá để xây dựng và điêu khắc, chứng tỏ nghệ thuật chạm khắc của họ đã đến mức tinh vi. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà khoa học đã ví khu đền Mahabalipuram như đỉnh Everest của nghệ thuật cổ Trung đại của Ấn Độ. Ảnh: Sina.Không chỉ vậy, Mahabalipuram còn là nơi sinh sống của hàng ngàn con cá sấu tự nhiên được nuôi thả hoang dã. Chắc chắn, đây sẽ là điểm đến hớp hồn khách du lịch. Ảnh: HolidayIQ.
Di tích Mahabalipuram nằm ngay cửa con sông Palar, bên bờ vịnh Bengal (gần thành Madras) ở miền Nam Ấn Độ, là một cụm đền thờ hay Thánh tích nổi tiếng vào bậc nhất của Ấn Độ.
Ngay từ thế kỷ thứ 7, nơi đây đã trở thành trung tâm tôn giáo, văn hoá, chính trị của người Hindu và vẫn còn lưu giữ rất nhiều di tích mang đậm dấu ấn của vương triều Pallava. Ảnh: Viator.com.
Khu đền Shiva hay Đền ven biển là một quần thể kiến trúc được xây dựng vào khoảng năm 700, dưới thời vua Ratgiasimha. Hiện nay chỉ còn lại hai ngôi đền dưới dạng tháp nhiều tầng kiểu như Dharmaradja ratha.
Kỹ năng điêu khắc đá được truyền lại từ đời này sang đời khác và chưa bao giờ bị mai một. Ngày nay, các cửa hàng đá ở khắp mọi nơi trong thành phố của những ngôi đền.
Trước đây, Mahabalipuram là một bến cảng của Ấn Độ, vào thời kỳ hưng thịnh, bến càng này là nơi giao thương buôn bán giữa thương lái Ấn Độ và các đất nước khác ở Đông Nam Á.
Những thế kỷ sau đó, mặc dù đã qua thời kỳ hưng thịnh, Quần thể kiến trúc Mahabalipuram vẫn nổi tiếng bởi bến cảng Mahabalipuram và những đền thờ của đạo Bà La Môn.
Chính vì vậy, phong cách nghệ thuật của các công trình kiến trúc nơi đây nhanh chóng trở nên phổ biến ở các quốc gia theo dòng Phật Giáo nam tông, ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.
Đáng kể nhất và có giá trị nhất về nghệ thuật điêu khắc của Mahabalipuram là bức phù điêu đá khổng lồ. Nó đã mô tả được các câu chuyện huyền thoại về dòng sông Hằng linh thiêng.
Mahabalipuram với nhiều ngôi đền độc đáo và những hình phù điêu khổng lồ quả là điều kỳ diệu của nghệ thuật miền Nam Ấn Độ.
Sử dụng vật liệu bằng đá để xây dựng và điêu khắc, chứng tỏ nghệ thuật chạm khắc của họ đã đến mức tinh vi. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà khoa học đã ví khu đền Mahabalipuram như đỉnh Everest của nghệ thuật cổ Trung đại của Ấn Độ. Ảnh: Sina.
Không chỉ vậy, Mahabalipuram còn là nơi sinh sống của hàng ngàn con cá sấu tự nhiên được nuôi thả hoang dã. Chắc chắn, đây sẽ là điểm đến hớp hồn khách du lịch. Ảnh: HolidayIQ.