Báo đáp ân tình bằng tình dục
Năm 1980, cậu bé Vương Tồn vừa tròn 15 tuổi (quê ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc), do gia cảnh bần hàn nên phải dời quê, một mình lên thành phố tìm việc làm.
Trong quá trình làm việc tạm thời tại một quán ăn, Tồn quen với Khang Mỹ Liên, nhân viên sở tài nguyên môi trường. Lúc này, Liên đã bước sang tuổi trung niên nhưng nhan sắc vẫn còn hết sức mặn mà. Tồn tuy trẻ tuổi nhưng đã sớm là một thanh niên cao to đẹp trai, lại rất cần cù chịu khó nên Liên rất có cảm tình.
|
Hình minh họa. |
Trong cuộc sống, Liên tỏ ra quan tâm đến Tồn làm cho ở nơi đất khách quê người Tồn vẫn cảm nhận được sự ấm áp của tình thân. Khang Mỹ Liên đã có 3 con trai và 1 con gái. 3 người con trai đã có công việc đàng hoàng và ra ở riêng, chỉ có cô con gái chưa có việc nên ở cùng Liên.
Năm 1993, Vương Tồn đề nghị muốn nhận Liên làm mẹ nuôi. Liên rất vui mừng, khảng khái nhận lời rồi đưa Tồn về ở, chăm sóc như con cái trong nhà, đồng thời cũng đặt tên khác cho Tồn là Ngô Huy.
Từ cuối năm 1993, chồng Liên thường đi làm xa, nhà chỉ có một mình Huy là đàn ông, con gái lại chưa có việc làm nên Liên quyết định nhờ các mối quan hệ tìm cho Huy một công việc ổn định.
Đối với công ơn của mẹ nuôi, Huy cảm động không biết nói gì hơn, trong lòng luôn nghĩ phải hết lòng báo đáp. Trong nhà bất kể có công to việc lớn gì, chỉ cần trong khả năng của mình là Huy lại dành phần làm hết. Huy tính tình trung thực, làm việc cũng rất tích cực và đặc biệt trân trọng công việc mà Liên xin cho nên luôn không ngừng. phấn đấu
Ít năm sau, do thành tích và đóng góp cho công ty, Huy được đặc cách đề bạt lên làm chủ quản nhà máy sản xuất. Sau khi Huy được thăng chức một thời gian thì Liên bị mắc bệnh biếu cổ. Một hôm, Huy đưa Liên đến bệnh viện khám chữa. Trên đường về, nửa đường Liên bỗng nhiên yêu cầu dừng xe, Huy cảm thấy lạ nhưng cũng đành phải đi theo.
Sau đó Liên vào một khách sạn gần đó thuê một phòng rồi bảo Huy nghỉ lại. Tại đây, Liên yêu cầu Huy quan hệ tình dục với mình. Huy vô cùng sửng sốt, cảm thấy hết sức ái ngại, bởi Liên là mẹ nuôi của mình nên có ý từ chối thì Liên uy hiếp: “Ngô Huy, tôi giúp cậu có được công việc tốt thì cũng có thể dễ dàng khiến cậu mất công việc đó, tùy cậu suy nghĩ. Hơn nữa tôi cũng có tình cảm với cậu, chẳng lẽ cậu không nhận ra điều ấy?”. Cuối cùng, Huy đồng ý, cả hai ân ái với nhau, mãi tối muộn mới về nhà.
Huy về nhà rất hối hận về hành vi của mình, trong lòng thầm nghĩ và tự hứa với mình rằng đây là lần đầu cũng là lần cuối làm việc này. Tuy nhiên, do nhiều lý do khiến Huy không thể khống chế được bản thân. Sau lần đó, Liên cũng thường xuyên tạo cơ hội ép Huy quan hệ tình dục với mình.
Suốt mấy năm sau đó, cả hai vẫn giữ mối quan hệ quái dị này, ngoài mặt thì luôn miệng mẹ mẹ con con, nhưng bên trong thực chất là tình nhân. Tuy nhiên, đối với Huy đây là mối quan hệ mà bản thân không mong muốn. Huy quyết tâm tìm người yêu để giải thoát khỏi mối quan hệ mẹ con nuôi bất chính này, sống một cuộc sống của người bình thường.
Về phía Liên,thấy Huy có bạn gái cảm thấy rất phản cảm, bực bội nên thường tìm cách “chọc gậy bánh xe”, ngăn cản không cho Huy đến với bạn gái.
Huy biết chuyện, nhiều lần nói chuyện riêng với Liên để thương lượng rằng mối quan hệ của hai người nếu cứ duy trì như vậy thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến cả hai nên chấm dứt là hơn. Thế nhưng, Liên không hề để ý, vẫn làm theo ý mình, bắt Huy phải phục vụ.
Mỗi lần Huy tìm cách từ chối, lập tức Liên kiếm cớ nói khó nghe khiến Huy luôn trong tình trạng thấp thỏm lo sợ. Để đạt được mục đích của mình, Liên cũng thường tìm đến cơ quan của Huy kiếm cớ cãi nhau rồi cố tình đẩy mâu thuẫn lên cao để uy hiếp Huy. Những cô bạn gái của Huy thấy bà mẹ nuôi như vậy cũng không dám tiếp tục tiến xa hơn.
Sau đó, có thể do nhận thấy tâm lý phản kháng của Huy ngày càng mạnh, mâu thuẫn càng gay gắt, nguy cơ khiến Huy xa rời mình nên để xoa dịu, mùa xuân năm 2000, Liên bỗng nhiên chủ động giới thiệu người yêu cho Huy, cô gái này tên là Tú Mẫn.
Gặp mặt ít lâu, Huy và Mẫn nhanh chóng xác định mối quan hệ yêu đương và tính chuyện hôn nhân. Sau đó, theo tập tục tại địa phương, Liên cho Huy mượn 1 ngàn tệ để làm lễ ra mắt cô dâu. Tuy nhiên, đến tối ngày thứ hai sau khi làm lễ ra mắt, không hiểu tại sao Liên bỗng nhiên cảm thấy hối hận, cô ta tìm gặp Huy tỏ thái độ kiên quyết phản đối cuộc hôn nhân này, đồng thời yêu cầu Huy đến nhà gái đòi lại tiền lễ ra mắt.
Lúc này Huy bắt đầu cảm thấy tức giận: “Năm nay tôi đã 35 tuổi rồi, con của bà cũng đã lấy vợ sinh con, sao tôi lại không được lấy? Nếu bà cứ ép tôi quá thì cùng lắm là tôi công khai việc của hai chúng ta trước đây cho xong”.
Thấy Huy có vẻ nói là làm nên cuối cùng Liên cũng đành thỏa hiệp để Huy làm lễ thành hôn. Mặc dù vậy, để đạt mục đích khống chế Huy lâu dài, Liên yêu cầu Huy lấy vợ xong nhất định phải ở gần nhà cô ta. Đúng lúc này, bên cạnh nhà Liên có một căn nhà đang cho thuê, vậy là qua quan hệ của mình, Liên tạm thời để Huy ở tại căn nhà này.
Sau đó, Liên lại cho Huy 10 ngàn tệ để sửa sang trang hoàng lại. Ngày 5.7.2000, Huy và Tú Mẫn cử hành hôn lễ. Hôm đám cưới, Liên một lần nữa gây cản trở, thậm chí cô ta còn lấy tay gạt hết cỗ xuống đất. Vẫn chưa thấy hả dạ, Liên còn nhảy lên dẫm đạp lên thức ăn, chẳng may đạp phải bình rượu bị ngã đập đầu xuống đất chảy rất nhiều máu.
Do hôn lễ bị Liên quậy cho tưng bừng khiến bạn bè thân hữu đều cảm thấy ái ngại, Huy mất mặt không dám nhìn ai. Nhưng vì mối quan hệ đặc biệt của mình với Liên nên Huy chỉ biết nhẫn nhịn chứ không dám làm gì.
Nảy sinh ý định giết người
Lấy vợ xong, Huy quyết tâm đoạn tuyệt mối quan hệ bất luân với Liên nên cố gắng tránh gặp mặt. Tuy nhiên, Liên lại không dễ dàng bỏ qua. Cô ta tạo áp lực, một mực yêu cầu Huy phải đưa chìa khóa nhà mới cho mình, rồi thường nhân lúc Tú Mẫn đi vắng, mò sang tìm Huy yêu cầu Huy quan hệ tình dục.
Nhiều lúc Huy cảm thấy chán ghét nên khóa cửa từ bên trong, Liên không vào được nhà liền đứng ngoài chửi đổng vào trong. Hàng xóm chứng kiến sự việc không biết hai mẹ con Liên có chuyện gì.
Về phần Huy cũng cảm thấy kì quái vì Liên đã hơn 50 tuổi mà nhu cầu tình dục vẫn mãnh liệt như vậy, sau đó được bác sĩ giải thích, một số bệnh nhân mắc bệnh tăng năng tuyến giáp nên tuyến nội tiết bị rối loạn, rất có thể gây ra chứng hưng phấn tình dục quá mức, chính vì vậy mà nhu cầu tình dục của họ cao hơn bình thường.
Nhiều lúc Huy mềm mỏng từ chối không muốn quan hệ vì lý do sức khỏe nhưng Liên lại không nghĩ như vậy, ngược lại còn cho rằng Huy lấy lý do để trốn tránh mình. Về phần vợ Huy, tuy cô không biết mối quan hệ giữa chồng và mẹ nuôi như thế nào nhưng cũng rất sợ Liên.
Do Khang Mỹ Liên thường xuyên đến nhà chửi bới lăng mạ, thỉnh thoảng lại đánh nhau với Huy nên hàng xóm báo chính quyền. Được sự điều đình của của công an khu vực, Ngô Huy viết một bản cam kết hết sức kì lạ, đại khái nội dung như sau:
Ngô Huy đảm bảo sau này sẽ không có những lời lẽ gay gắt quá đáng với mẹ nuôi. Khang Mỹ Liên cũng đảm bảo không tùy tiện đến nhà Ngô Huy gây sự, nếu xảy ra hậu quả gì thì hoàn toàn do Liên chịu trách nhiệm. Ngoài ra Huy còn phải chi trả cho Liên mỗi tháng 100 tệ. Giấy bảo đảm này được hai bên kí ngay trước mặt chính quyền.
Tuy nhiên, sau đó Liên yêu cầu hai vợ chồng Huy phải quỳ trước mặt đọc to cho mọi người nghe. Để tránh phiền hà sau này, Huy vẫn làm theo. Vì vậy, sau đó số lần cãi cọ giữa đôi bên cũng ít hẳn, nhà Ngô Huy cũng được yên ổn một thời gian.
Nhưng “cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng”, được một thời gian sóng gió lại bắt đầu nổi lên, vấn đề phát sinh từ việc đặt tên cho con của Huy. Sau khi Tú Mẫn sinh con trai, Huy nghĩ trước đây mình họ Vương nên lúc đăng ký hộ khẩu, Huy giấu Liên lấy họ Vương đặt tên con.
Đến khi Liên biết chuyện, hai người cãi nhau to, Liên yêu cầu Huy phải sửa lại sổ hộ khẩu. Mấy hôm đó, trong lòng Huy hết sức mâu thuẫn, anh ta chỉ nghĩ, nếu Khang Mỹ Liên còn tồn tại trên đời ngày nào thì mình còn khốn đốn ngày ấy, một ý nghĩ tội ác bỗng xuất hiện trong đầu Huy.
Trưa 18.6, Huy đi làm về, trên đường mua một con dao gói vào áo bảo hộ lao động, sau đó dùng túi nilon đen bọc bên ngoài rồi đi tìm Liên. Thấy Huy đến, Liên liền hỏi: “Sổ hộ khẩu đâu?”. “Đi, ở đây đông người, một lát nữa rồi tôi cho xem”, Huy nói.
Liên hỏi Huy đi đâu, Huy nói cứ đi đã rồi nói. Càng đi càng xa, cuối cùng, đến dưới một gốc cây lớn, cả hai ngồi xuống bắt đầu nói chuyện. Trong khoảng 3-4 tiếng đồng hồ thương lượng, cả hai cùng nghĩ lại những kỷ niệm trước đây, nước mắt lưng tròng. Cuối cùng, Liên lại đề nghị Huy quan hệ tình dục với mình lần cuối, Huy không đồng ý nên cả hai bắt đầu tranh cãi.
Trời bắt đầu xẩm tối, Liên ý thức được có điều gì đó nguy hiểm nên cảnh giác nói với Huy: “Ngô Huy, cậu đưa tôi đến chỗ này có phải là muốn giết tôi không? Cậu đưa cái túi đen cho tôi xem”, nói xong Liên thò tay định cướp chiếc túi. Huy giật lại, hai bên giằng cho chiếc túi, tuy nhiên sức yếu nên Liên yếu thế bị Huy xô ngã. Huy tức giận vung dao chém hàng chục nhát lên người Liên. Giết người xong, Huy rời khỏi hiện trường, đồng thời vứt con dao cách chỗ Liên nằm vài chục mét.
Trả giá tội ác
Sau khi về nhà, trước mặt vợ, Huy tỏ vẻ không có chuyện gì xảy ra, vẫn sinh hoạt và đi làm bình thường. Ngày hôm sau, thấy mẹ bỗng nhiên mất tích không liên lạc được, con trai con gái của Liên kéo đến nhà nhờ Huy cùng đi tìm mẹ mình. Huy cũng nhiệt tình tham gia tìm kiếm, nhưng lại nói: “Mẹ bị mất tích rồi thì khó tìm lại được lắm”.
Do lần đầu gây án lại là sát hại dã man một người nên Huy chịu áp lực tâm lý rất lớn, nhiều lúc Huy cùng Tú Mẫn xem ti vi, khi chương trình phim chiếu đến đoạn hung thủ giết người, anh ta lại hỏi Mẫn: “Vợ này, nếu anh giết người thì sẽ như thế nào?”.
Những lúc ấy Mẫn chỉ cho rằng Huy nói đùa nên không để ý. Thấy một thời gian dài Liên không còn tìm đến nhà gây sự, Mẫn hỏi nguyên nhân thì Huy cho biết: “Anh đã giải quyết êm thấm chuyện này rồi, bà ấy sẽ không đến nữa đâu”, Mẫn nghe xong cũng không nghĩ gì nhiều, cảm thấy mừng vì thoát được cảnh om xòm.
Thời gian cứ như vậy trôi đi, hơn một năm sau Ngô Huy bắt đầu thấy nhẹ nhõm không còn canh cánh trong lòng về tội ác giết người của mình nữa, anh ta sinh hoạt và đi làm bình thường, cũng thương yêu quan tâm vợ con hơn hẳn trước đây. Có vẻ như Huy rất trân trọng cuộc sống bình yên hiện tại, tưởng rằng tội ác của mình sẽ không bao giờ mình bị phát hiện.
Thế nhưng, người xưa có câu “nếu không muốn người khác biết thì trừ khi mình đừng làm”. Ngày 23.2.2003, mấy đứa trẻ bỗng phát hiện một bộ hài cốt không đầu. Sự việc nhanh chóng được báo lên cơ quan công an, cảnh sát điều tra khám nghiệm hiện trường phát hiện một cuốn sổ điện thoại đã bị mục nát nằm trong đống quần áo.
Bằng các kĩ thuật phục hồi hiện đại, họ tìm lại được 4 số điện thoại. Lần lượt gọi các số trên, cảnh sát gặp được hai người. Những người này nhớ lại rằng, vào mùa hè năm 2001, ở cơ quan của họ có một người phụ nữ bị mất tích tên là Khang Mỹ Liên, lúc đó khoảng 50 tuổi.
Cảnh sát điều tra tìm gặp chồng của Liên, người này cho biết, Liên không có thù hận gì với người khác, thỉnh thoảng có đánh mạt chược, số tiền đánh cũng rất nhỏ, lúc mất tích là 54 tuổi. Lúc bình thường trên người rất ít tiền, quan hệ với con cái đều rất tốt nhưng có xích mích với con nuôi, thường xuyên cãi nhau.
Sau đó, nhiều lần thuyết phục người nhà Liên, cuối cùng người con trai của Liên mới chịu cung cấp một thông tin quan trọng. Anh ta cho biết, có lần đến nhà Huy gõ cửa nhưng phải một lúc lâu sau mới thấy Huy mở cửa, đồng thời phát hiện mẹ mình đang ở trong phòng, quần áo cả hai không được chỉnh tề, chăn chiếu trên giường lộn xộn. Vì vậy, người này cũng đã nhắc nhở cha mình phải cẩn thận với Ngô Huy.
Con gái của Liên cho biết, trước khi mẹ mất tích thường xảy ra cãi cọ với Huy, mẹ cô thường phản đối Huy có bạn gái, sau này, khi Huy đã lấy vợ, Liên vẫn ngày ngày sang gây sự nên thỉnh thoảng hai người còn đánh nhau. Ngày 18.6.2001, khi họ cùng nhau đi tìm mẹ đang cãi nhau bên nhà Huy thì thấy Huy mặt mũi bị cào xước chảy máu.
Từ những thông tin trên, các điểm nghi vấn dần tập trung vào Ngô Huy, ban chuyên án quyết định theo dõi hành tung của Huy, tạm thời không đánh rắn động rừng, nhằm mục đích thu thập thông tin vòng ngoài. Sau đó, họ mời vợ của Huy lên để dò hỏi, quả thực kết quả đã chứng minh Huy chính là nghi phạm số một.
Khi cảnh sát xuất hiện trước mặt Huy với cái còng sáng loáng, Huy tỏ thái độ rất bình tĩnh. Khi thẩm vấn, dường như Huy rất ít nói, cuối cùng sĩ quan thẩm vấn nói: “Ngô Huy, anh rơi vào hoàn cảnh ngày hôm nay, anh có 3 điều không nên. Thứ nhất, anh không nên đến thành phố này, thứ hai anh không nên quen Khang Mỹ Liên, thứ ba anh không nên kết hôn”.
“Ba điều không nên” được viên sỹ quan nói ra giống như một sự tác động tâm lý lớn, tuyến phòng thủ tâm lý của Huy cũng hoàn toàn sụp đổ. Huy trầm ngâm một lúc rồi nói: “Có thể cho tôi điếu thuốc được không, dù sao thì cũng không giấu được, tôi khai”.
Vậy là, Huy khai toàn bộ việc mình quen Liên thế nào, hai người tại sao lại trở thành kẻ thù và sát hại Liên ra sao. Từ lời khai của Huy, cảnh sát dò hỏi lại toàn bộ mối quan hệ của Huy và Liên, đồng thời cho một đội đến hiện trường thực nghiệm, tìm lại 5 đốt sống cổ của nạn nhân.
Kết quả điều tra trùng khớp với lời khai của Huy. Vụ án giết người dã man này cuối cùng cũng được phá, Ngô Huy phải chịu sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật.
Trong trại giam, Huy vẫn tỏ ra rất bình tĩnh, khi gặp phóng viên, Huy nói: “Thực ra tôi cũng là người bị hại, nhưng giết bà ta thì tôi cũng phải chịu sự trừng phạt của pháp luật, thật không đáng”, thế nhưng sự hối hận của Huy đã muộn màng.
Trong câu chuyện này, Liên nhận nuôi Ngô Huy, tức là Khang Mỹ Liên đã gieo một mầm thiện, nếu không có gì trở ngại thì nó sẽ ra một bông hoa lương thiện. Thế nhưng, sự việc lại không đẹp như ta nghĩ. Ngô Huy lớn lên, Liên yêu cầu Huy làm tất cả vì mình, thậm chí là quan hệ tình dục. Đồng thời, việc Huy có làm hay không giống như đang kiểm tra xem Huy là người tri ân báo đáp hay là kẻ vong ân bội nghĩa. Huy đồng ý, cũng bắt đầu một mối quan hệ lệch lạc kéo dài nhiều năm. Tham lam, dục vọng, tội ác liên tục bị giằng xé trong mối quan hệ này không thể thoát ra được khiến họ phải trả giá bằng cả mạng sống của mình.
Con người ai cũng có tình cảm, ân tình là một trong số đó, thi ân không cần báo đáp, có ân phải báo đáp là chuyện đương nhiên mỗi người phải làm. Thế nhưng, lấy ân tình để yêu cầu người khác thực hiện một việc họ không muốn là hết sức sai trái, nhưng biết sai lại không quay đầu, để đến lúc nhận ra đã hết đường thì đã muộn.