Phát triển bởi Trung tâm Quốc gia về Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học, hai loại vắc xin nói trên được bào chế dựa trên virus adeno và virus cúm.
Sau khi thu được kết quả đầy hứa hẹn trong các thử nghiệm trên chuột, vắc xin sẽ bước vào giai đoạn thử nghiệm trên người đầu tiên từ cuối năm nay, trong khi chờ cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm phê duyệt.
Ảnh minh hoạ: EPA-EFE
Phó phát ngôn viên chính phủ - bà Ratchada Thanadirek cho biết các vắc xin sẽ được kiểm trả khả năng bảo vệ chống lại biến thể Delta. Giai đoạn hai của cuộc thử nghiệm sẽ được tiến hành vào tháng 3/2022, và vắc xin có thể sẽ được sản xuất đại trà từ giữa năm 2022 nếu kết quả khả quan.
Ngoài Thái Lan, nhiều quốc gia khác trên thế giới đã và đang tiến hành nghiên cứu để phát triển thuốc xịt mũi giúp ngăn ngừa, điều trị COVID-19, đặc biệt khi niêm mạc mũi được xác định là “cửa ngõ” xâm nhập chính của virus.
Thái Lan cũng đang nghiên cứu hai loại vắc xin khác là vắc xin mRNA của Đại học Chulalongkorn và vắc xin virus bất hoạt của Đại học Mahidol. Các vắc xin này sẽ bắt đầu thử nghiệm giai đoạn hai trên người trong tháng Tám.
Chương trình tiêm chủng của Thái Lan hiện chủ yếu phân bổ vắc xin Sinovac, Sinopharm và AstraZeneca. Khoảng 6,8% dân số hơn 66 triệu người của Thái Lan đã được tiêm đủ hai liều vắc xin.