Tàu ngầm Titan bị ép nát khiến 5 người thiệt mạng như thế nào?

Google News

Lực lượng Tuần duyên Mỹ ngày 22/6 thông báo tàu lặn Titan bị ép nát tại khu vực gần xác tàu Titanic, tất cả 5 người trên tàu thiệt mạng gần như ngay lập tức.

Lực lượng Tuần duyên Mỹ chiều 22/6 (rạng sáng 23/6 giờ Hà Nội) xác nhận các mảnh vỡ tìm thấy cách mũi tàu Titanic khoảng 488 mét ở độ sâu gần 4.000 mét thuộc về tàu lặn Titan mất tích.
"Những mảnh vỡ cho thấy một vụ ép nát thảm khốc đã xảy ra ở buồng kháng áp", chuẩn đô đốc Tuần duyên Mỹ John Mauger cho hay. Toàn bộ 5 người trong khoang tàu Titan đều thiệt mạng.
Đây là đoạn kết đáng buồn đối với chiến dịch tìm kiếm và giải cứu quốc tế quy mô lớn dành cho tàu Titan.
Các quan chức cho biết robot phát hiện năm mảnh vỡ chính, bao gồm đuôi tàu và hai phần thân tàu. Kết quả phân tích cho thấy đã xảy ra vụ nổ buồng áp suất của tàu lặn.
Tau ngam Titan bi ep nat khien 5 nguoi thiet mang nhu the nao?
Tàu lặn Titan được điều hành bởi OceanGate Expeditions. Ảnh: Reuters. 
Những hành khách có mặt trên tàu lặn Titan gồm nhà thám hiểm Anh Hamish Harding, chuyên gia tàu ngầm Pháp Paul-Henri Nargeolet, tỉ phú Anh gốc Pakistan Shahzada Dawood cùng con trai Suleman, và Tổng giám đốc OceanGate Expeditions Stockton Rush.
“Chúng tôi lập tức thông báo cho các gia đình (của những nạn nhân trên tàu lặn Titan). Thay mặt Lực lượng Tuần duyên Mỹ và toàn thể Bộ Chỉ huy liên hợp, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới các gia đình”, Chuẩn Đô đốc John Mauger, Tư lệnh Vùng 1 của Lực lượng Tuần duyên Mỹ, chia sẻ.
Tàu lặn Titan mất tích vào chiều 18/6 (giờ địa phương), tại địa điểm cách thành phố St. John’s, Newfoundland (Canada) khoảng 700 km về phía nam. Khi mất tích, con tàu đang trên đường tới nơi tàu Titanic bị đắm hơn một thế kỷ trước.
Người lái tàu Titan là Stockton Rush, CEO công ty dẫn đầu chuyến thám hiểm. Hành khách của ông Rush là một nhà thám hiểm người Anh, hai thành viên của một gia đình doanh nhân người Pakistan và một chuyên gia về tàu Titanic.
Hiện tượng ép nát là quá trình vật thể bị phá hủy khi chịu áp suất khổng lồ bên ngoài ép vào trong, thay vì hướng ra bên ngoài như trong một vụ nổ.
Thiết kế thân vỏ bằng sợi carbon và titanium của tàu lặn Titan cho phép nó chịu được áp suất cực lớn ở độ sâu 3.800 mét, nơi xác tàu Titanic đang yên nghỉ dưới đáy Đại Tây Dương. Ở độ sâu này, áp suất nước biển lớn hơn 400 lần so với áp suất khí quyển, tức gần 6.000 psi. Với áp suất này, mỗi m2 trên thân tàu Titan chịu sức ép khoảng 4.200 tấn. Để so sánh, lực cắn của loài cá mập trắng lớn là gần 2.800 tấn/m2. Trong điều kiện đó, bất kỳ sự cố hay khiếm khuyết nào ở thân tàu đều có thể khiến cấu trúc tàu bị sụp đổ và lập tức bị ép nát vỡ thành nhiều mảnh.
"Nếu khoang kháng áp gặp sự cố, tàu sẽ bị nén lại và giống như một quả bom nhỏ phát nổ. Toàn bộ các hệ thống an toàn có thể bị phá hủy trong quá trình đó", Stefan Williams, giáo sư về robot hàng hải từ Đại học Sydney, cho biết.
Thảo Nguyên (Theo Reuters)

>> xem thêm

Bình luận(0)