Phải làm gì để tự cứu mạng mình khi gặp hổ?

Google News

Ngày 2/2/2021, một phụ nữ ở thị trấn Fuxing, huyện Uông Thanh, Trung Quốc đã đụng độ một con hổ Siberia trên đường đi làm. Người phụ nữ đã hét lên vì sợ hãi.

May mắn thay, sau vài phút nhìn nhau, con hổ đã quay đầu và trở lại khu rừng.
Kể từ khi thực hiện dự án thí điểm Vườn quốc gia Hổ và Báo Đông Bắc của Trung Quốc vào tháng 12 năm 2016, hệ sinh thái ở khu vực núi Trường Bạch đã được phục hồi một cách hiệu quả, số lượng hươu và lợn rừng tăng lên, các quần thể hổ và báo được phục hồi nhanh chóng.
Phai lam gi de tu cuu mang minh khi gap ho?
 
Chỉ tính riêng từ nửa cuối năm 2020, người ta đã nhiều lần nhìn thấy hổ trên đường cao tốc. Vào tháng 7 năm 2020, một tài xế taxi đã gặp phải một "con hổ chặn đường" khi đi qua thị trấn Hadamen, thành phố Hunchun. Sau khi "đối đầu" trong 20 phút, con hổ đã bỏ đi.
Vào ngày 19/9, các nhân viên của Công ty TNHH Hunchun Zijin Mining đã hai lần nhìn thấy hổ trên đường. Vào ngày 13 tháng 1 năm 2021, một người đàn ông ở huyện Wangqing khi anh ta đi đến vùng nông thôn đã gặp một con hổ, con hổ đã bám theo chiếc xe và khiến người đàn ông sợ hãi và phải quay xe lại.
Khi số lượng hổ ngày càng nhiều, những cuộc chạm trán giữa người và hổ sẽ trở nên thường xuyên hơn, vậy chúng ta phải làm gì nếu gặp hổ trên đường? Hổ có thể làm tổn thương người? Tuy nhiên ở đất nước của chúng ta thì hổ đã tuyệt chủng bên ngoài tự nhiên, nên việc gặp hổ giữa đường là điều không thể. Bởi vậy bài viết này chỉ mang tính tham khảo cho những người thích tưởng tượng.
Nếu chúng ta gặp hổ khi đang ở trong xe hơi thì sẽ không có gì nguy hiểm. Con hổ sẽ tò mò và có thể không tránh chiếc xe, thay vào đó nó sẽ tiến lại gần và quan sát, thậm chí đuổi theo chiếc xe, điều này sẽ không gây ra mối đe dọa cho chúng ta, vì vậy không cần phải hoảng sợ. Việc đầu tiên chúng ta phải làm là giảm tốc độ hoặc dừng xe lại để tránh làm hổ bị thương, sau đó đợi hổ rời đi.
Trong giai đoạn này, chúng ta có thể chụp ảnh hoặc quay phim, nhưng tốt nhất là không nên sử dụng đèn flash, để không làm hổ khó chịu và gây ra những rắc rối không đáng có. Hãy cẩn thận đừng để cửa kính xe lăn xuống, và cũng đừng thò tay hoặc cơ thể ra ngoài cửa sổ.
Phai lam gi de tu cuu mang minh khi gap ho?-Hinh-2
 
Nhưng nếu chúng ta gặp hổ trên đường đi bộ thì sao? Trước hết, bạn phải hiểu rằng nếu con hổ muốn ăn thịt bạn, nó sẽ không bao giờ để bạn nhìn thấy nó, và khi bạn nhìn thấy nó thì có nghĩa là nó chưa muốn ăn thịt bạn.
Lúc này bận cần phải thật bình tĩnh, một mặt không được trêu nó, mặt khác không được hoảng sợ và cũng không được quay đầu bỏ chạy. Vì hổ thích tấn công con mồi từ phía sau nên việc quay đầu bỏ chạy sẽ khơi dậy bản năng đuổi giết của hổ. Cách tiếp cận chính xác là nhìn vào mặt nó, từ từ rút lui về một khoảng cách an toàn, sau đó nhanh chóng tẩu thoát. Ngoại trừ những con hổ đã từng ăn thịt người thì hổ hoang dã hầu như sẽ không ăn thịt người và sẽ cho phép con người tự rút lui.
Gặp hổ thì trèo cây được không? Không, con người không di chuyển nhanh như hổ. Hổ có thể kéo người xuống trước khi họ trèo cây. Mặc dù hổ leo cây không giỏi khi so với các loài khác trong họ nhà mèo, nhưng chắc chắn rằng kỹ năng leo cây của nó sẽ nhanh và tốt hơn rất nhiều người.
Có thể giả vờ chết khi gặp hổ không? Không, bởi vì hổ có thể ăn cả những thức ăn đã chết, do đó chúng có thể khiến cho bạn giả chết thành chết thật.
Khi gặp chó dữ, chúng ta có thể cúi xuống nhặt đá để ném và đuổi nó đi, vậy gặp hổ dữ thì làm được điều này? Tuyệt đối không!
Theo các báo cáo từ Ấn Độ, những người bị hổ tấn công và ăn thịt nhiều nhất là những người đang trong tư thế cúi người như thợ cắt cỏ, thợ quay mật ong rừng,... Hổ tự nhiên sợ hình dạng của con người, nhưng khi một người cúi xuống thì sẽ trông giống với con mồi của hổ hơn, điều này khiến hổ đánh giá sai và sẽ tấn công con người. 
Nếu chúng ta vô tình đến gần hổ con hoặc con mồi của chúng, điều này có thể khiến hổ bị kích thích. Lúc này, hổ sẽ gầm gừ và nhe răng. Hơn nữa, nó có thể tiến về phía trước và đồng thời phát ra một tiếng gầm đáng sợ.
Mặc dù tình huống này đáng sợ, nhưng bạn vẫn không cần phải quá hoảng sợ. Hổ thường âm thầm săn mồi, nếu nó quyết định giết bạn thì nó đã trực tiếp vồ vào bạn thay vì gầm gừ nhe răng.
Nếu hổ ở quá gần, hoặc đã chuẩn bị tấn công, bạn có thể cố gắng nói to hoặc gây ồn ào càng nhiều càng tốt, vì hổ sợ tiếng động lớn. Nếu con hổ dừng lại, đừng chọc tức nó, và từ từ di chuyển ra xa.
Một khi con hổ quyết định tấn công, người tay không sẽ khó sống sót. Ở những khu vực mà hổ ăn thịt người phổ biến ở Ấn Độ, thì vẫn có một số ít người đã sống sót sau những cuộc tấn công chết người của hổ. Theo kinh nghiệm của những người này thì nếu bị hổ tấn công, trước hết phải bảo vệ cổ để không bị hổ cắn. Sau đó, bạn phải sử dụng bất kỳ vật phẩm nào có thể tiếp cận để chống lại và làm mọi cách không để hổ kéo mình đi, như vậy cơ hội sống sót sẽ cao hơn.
Theo Đức Khương/ttvn.toquoc.vn

>> xem thêm

Bình luận(0)