Ông Tập không hài lòng với quân đội: Chỉ là che mắt?

Google News

(Kiến Thức) - Ông Tập Cận Bình có những phát biểu không hài lòng với Quân đội Trung Quốc nhưng cũng có thể chỉ là cách che mắt dư luận thế giới.


Trên giấy tờ Quân đội Nhân dân Trung Hoa (PLA) trực thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, và Chủ tịch nước Tập Cận Bình cũng là người điều hành Ủy ban Quân sự Trung ương. Đây cũng có lẽ là cách những chuỗi lệnh chỉ huy trên giấy tờ vận hành ở Trung Quốc. 
Ông Tập Cận Bình đi thăm đơn vị thiết giáp của Quân đội Trung Quốc.
Nhìn chung, khi Quân đội Trung Quốc thực hiện những việc như ngăn chặn máy bay Mỹ hay xâm nhập vào vùng Kashmir của Ấn Độ, khiến cho nhiều nhà phân tích lý giải cho thái độ ứng xử này bằng sự thất bại trong một chuỗi các lệnh chỉ huy giữa lãnh đạo tại Trung Nam Hải và chỉ huy tại các khu vực. 
Tờ Diplomat nhận định: những sự kiện xảy ra gần đây càng cho thấy rõ điều này.
Quân đội Trung Quốc tự ý hành động?
Những bằng chứng mới cho thấy quân đội Trung Quốc không hoàn toàn đồng tình với những quyết định của những người lãnh đạo đảng. Gần đây, chủ tịch Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại trụ sở của PLA tại Bắc Kinh cùng với sự hiện diện của tổng tư lệnh quân đội. 
Đáng chú ý là bài phát biểu này được thực hiện sau khi ông Tập trở về sau chuyến công du các nước Nam Á, trong đó có Ấn Độ vào đúng thời điểm PLA thực hiện việc xâm phạm chủ quyền nước này. Trong bài phát biểu, ông Tập nhấn mạnh tầm quan trọng của “sự trung thành tuyệt đối, niềm tin vững chắc vào Đảng Cộng sản Trung Quốc” của PLA, điều mà ông ít khi làm trước đây.
Cũng có những bằng chứng cho thấy có một vài chỉ huy trong PLA đã hoạt động mà không cần sự đồng ý của ông Tập Cận Bình. Điều này thể hiện qua việc ông Tập nhấn mạnh yêu cầu về một “chuỗi mệnh lệnh thông suốt” và yếu cầu những chỉ huy ngoài chiến trường phải “đảm bảo thực hiện chính xác những quyết định của lãnh đạo trung ương”.
Mới đây, tờ Tân Hoa Xã có viết rằng ông Tập đưa ra ý kiến về việc “các chỉ huy quân đội nên có sự hiểu biết rõ hơn về tình hình an ninh nội địa cũng như thế giới cũng như những tiến bộ quân sự mới nhất”. 
Bài phát biểu nối tiếp của ông Tập cũng lưu ý “Tất cả các lực lượng của PLA phải tuân theo mệnh lệnh của chủ tịch Tập Cận Bình, đồng thời là chủ tịch Quân ủy Trung ương (CMC), và cập nhật nhiệm vụ để đạt được mục tiêu đề ra bởi CMC”.
Chủ tịch nước Trung Quốc ông Tập Cận Bình 
Điều đáng chú ý từ những tuyên bố của ông Tập là có thể thấy dường như nhiều lãnh đạo của PLA đã đôi lần hành động mà không có sự cho phép của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản, nghiêm trọng hơn, khi nó đã đi ngược lại tầm nhìn chiến lược của ông Tập. Rất khó để có thể đánh giá về mức độ của vấn đề này. Tất cả những gì chúng ta biết đó là ông Tập Cận Bình, người lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc và chủ tịch Quân ủy Trung ương, cảm thấy cần thiết phải có một tuyên bố dõng dạc với PLA rằng: “Hãy nghe theo tôi”.
Cũng từ những tuyên bố này, ta có thể phải xem xét lại về tính trung thực của việc ông Tập nói với thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi rằng ông không hề biết gì về việc Trung Quốc và Ấn Độ đang có tranh chấp tại vùng Kashmir khi 2 nhà lãnh đạo gặp nhau. Sự thật là ông Tập đưa ra bài phát biểu với PLA ngay sau khi trở về từ Ấn Độ cho thấy việc xâm phạm lãnh thổ Ấn Độ của Trung Quốc chưa chắc đã được thực hiện với sự đồng ý của ông Tập Cận Bình.
Có âm mưu đằng sau?
Điều lạ lùng trong tất cả những chuyện này chính là tại sao tất cả chúng ta đều biết về bài phát biểu này. Nếu ông Tập thực sự lo ngại về sự thất bại trong một chuỗi mệnh lệnh của Quân đội Trung Quốc cũng như lo sợ việc ông sẽ mất quyền kiểm soát quân đội, thì tại sao lại thể hiện diều đó trên truyền thông quốc gia? Với một đất nước mà việc giữ thể diện rất được xem trọng thì việc Bắc Kinh sẵn sàng cho phát sóng những thất bại của giới lãnh đạo ra cả thế giới thật đáng tò mò. Ông Tập, cũng như người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào, cũng từng có bài phát biểu thể hiện sự không hài lòng với Quân đội Trung Quốc, nhưng với ngôn ngữ thẳng thắn và những ảnh hưởng từ sự việc Trung Quốc và Ấn Độ đang có tranh chấp cho thấy mọi chuyện lần này sẽ khác. 
Một lời giải thích cho rằng bài phát biểu và các báo cáo được tạo ra với mục đích dành riêng cho dư luận thế giới. Sau cùng, những vụ việc liên quan đến Quân đội Trung Quốc tại Ấn Độ, Đông Nam Á và biển Hoa Đông sẽ khiến các quan chức ở Bắc Kinh chối rằng những hành động đó không phải do họ quyết định. Tất nhiên, với những biểu hiện như thế và bài phát biểu mới đây, ông Tập đã cho thấy mình yếu đuối hơn rất nhiều so vơi hình ảnh ông gây dựng được từ trước đến nay.
Không may cho nhiều nước láng giềng của Trung Quốc, cả hai cách giải thích cho thái độ của Quân đội Trung Quốc – cẩn thận tuân theo mệnh lệnh từ cấp lãnh đạo hay chỉ huy tự hành động trên mặt trận – đều không hề dễ chịu. Những nhà lãnh đạo và chiến lược của Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam, Phillipines và Mỹ sẽ bớt chú trọng hơn vào việc khám phá những điều chưa rõ về bộ máy quân sự Trung Quốc mà tập trung thơn vào phản ứng một cách có hiệu quả cách ứng xử ngày càng quyết đoán của quân đội nước này.
Phong Đức

Bình luận(0)