Ông Tập Cận Bình cảnh báo trật tự thế giới đang bị đe dọa

Google News

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố rằng Bắc Kinh sẽ đóng vai trò bảo vệ chủ nghĩa đa phương trong thương mại, mở cửa thị trường và giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu.

Ong Tap Can Binh canh bao trat tu the gioi dang bi de doa
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình đi thăm Điện Kremlin sau cuộc hội đàm của họ ngày 5-6.Ảnh: CNN.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố rằng Bắc Kinh sẽ đóng vai trò bảo vệ chủ nghĩa đa phương trong thương mại, mở cửa thị trường và giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu.
“Nhân loại, một lần nữa, đứng trước ngã ba đường của lịch sử và phát triển bền vững chính là chìa khóa vàng có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt ngày nay”, ông Tập nói.
Không nhắc tên Tổng thống Mỹ Donald Trump - người chủ trương “Nước Mỹ trên hết” và đã đưa nước này khỏi các hiệp ước toàn cầu, như hiệp định khí hậu Paris – ông Tập nói Trung Quốc đang tìm cách xây dựng “sự hợp tác có lợi trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.”
Ngoài ra, ông Tập cho biết Trung Quốc sẵn sàng chia sẻ công nghệ 5G với các đối tác để tạo thêm cơ hội cho các nước đang phát triển.
“Trung Quốc sẽ theo đuổi việc mở cửa thị trường, nới lỏng các hạn chế trong thương mại khi tham gia thị trường và xây dựng thị trường công bằng, [chúng tôi] sẵn sàng - trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau - hợp tác [với các đối tác của chúng tôi], và đi đến một kết quả có lợi cho cả hai”, người lãnh đạo Trung Quốc nói.
“Chúng tôi muốn tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các nước đang phát triển và chia sẻ thành quả nghiên cứu và phát triển của chúng tôi, bao gồm cả công nghệ 5G.” - Nhà lãnh đạo Trung Quốc nói thêm.
Khi được hỏi về quan điểm của Bắc Kinh đối với thương mại quốc tế, ông Tập thừa nhận rằng toàn cầu hóa có những mặt trái nhưng cho biết họ không lấy đó để biện minh cho chủ nghĩa đơn phương.
Hôm 5-6, Nga và Trung Quốc đã ra tuyên bố chung cho biết quan hệ song phương của họ đã bước sang một kỷ nguyên mới.
Trong bài phát biểu khai mạc, Tổng thống Nga Putin đã chỉ trích Washington kịch liệt về những hạn chế thương mại gần đây của Mỹ đối với công ty công nghệ Trung Quốc Huawei. Ông cũng kêu gọi xem xét lại vai trò của đồng đô la Mỹ trong thương mại toàn cầu vì nó đã trở thành vũ khí để Mỹ “bắt nạt” các nước khác.
Ông Putin cũng kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng Nga, một trụ cột quan trọng của nền kinh tế đất nước, “vì năng lượng có liên quan đến cuộc sống của hàng triệu người.”
Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh mối quan hệ thân thiết của ông với ông Tập. Ông nói rằng hai nhà lãnh đạo là bạn tốt và cuộc nói chuyện của họ đã kéo dài đến nửa đêm. "Chúng tôi không muốn ngừng vì có quá nhiều vấn đề cần thảo luận”, ông Putin nói.
Steve Tsang, giám đốc Viện SOAS Trung Quốc tại Đại học London, cho biết sự chia rẽ của Mỹ và Trung Quốc đã thúc đẩy Tập tăng cường quan hệ với Nga.

Ong Tap Can Binh canh bao trat tu the gioi dang bi de doa-Hinh-2
Bộ trưởng Năng lượng Trung Quốc Zhang Jianhua và Ủy viên Châu Âu về Hành động Khí hậu và Năng lượng Miguel Arias Canete trong lễ ký kết tại Hội nghị Thượng đỉnh EU-Trung Quốc tại Brussels, Bỉ, ngày 9-4 năm 2019. Ảnh: VOA
Nhưng Tsang nói rằng dù ông Tập đang tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc của Trung Quốc vào phương Tây, thì sự tiến lại gần Nga lại khiến Trung Quốc và châu Âu khó tách rời.
Ông nói “không có bằng chứng xác thực nào cho thấy các nước châu Âu hay EU đang tìm cách “cô lập” hay ‘kiềm hãm” Trung Quốc. EU tương đối thoải mái về cuộc gặp giữa ông Tập và ông Putin, vì cho đến nay không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ chủ động hỗ trợ Nga trong các cuộc phiêu lưu mà ông Putin đang theo đuổi ở châu Âu”.
“Trong dài hạn, hai nước này là những đối thủ chiến lược”, ông Tsang nói thêm.
Theo NGUYỆT ÁNH/PLO

>> xem thêm

Bình luận(0)