Núi lửa ở Indonesia 'thức giấc', cột tro bụi cao đến 4 km

Google News

Tân Hoa Xã đưa tin, theo Trung tâm giảm thiểu rủi ro địa chất và động đất của Indonesia, núi lửa Ili Lewotolok ở tỉnh Đông Nusa Tenggara đã phun trào vào hôm 29/11, với cột tro bụi cao đến 4 km.

Các nhà địa chấn học ghi lại rằng tro bụi được phát tán vào lúc 10h45 giờ địa phương. Theo các chuyên gia, vụ phun trào núi lửa kéo dài khoảng 600 giây. Giới chức Indonesia khuyến cáo người dân địa phương và khách du lịch hạn chế mọi hoạt động trong bán kính 2 km tính từ núi lửa.
Khoảng 2.780 người từ 26 ngôi làng lân cận đã tìm cách đi trú ẩn an toàn. Chưa có báo cáo thiệt hại do núi lửa phun trào. Nhà chức trách cũng phải ban hành lệnh cảnh báo bay, trong khi sân bay Wunopitu tạm thời đóng cửa.
Ngoài ra, các nhà khoa học dự báo rằng núi lửa có thể tiếp tục phát thải tro bụi mạnh mẽ, đồng thời khuyên mọi người nên rời khỏi khu vực trong bán kính 4 km và chuẩn bị đầy đủ khẩu trang cũng như các thiết bị bảo vệ đặc biệt cho mắt và da.
Nui lua o Indonesia 'thuc giac', cot tro bui cao den 4 km
 
Trung tâm giảm thiểu rủi ro địa chất và động đất của Indonesia cho biết đã nâng mức cảnh báo lên nấc 2 trong hệ thống cảnh báo 4 cấp của Indonesia với mối đe dọa ngày càng gia tăng.
Indonesia nằm trên “Vành đai lửa Thái Bình Dương” là vòng cung kéo dài 40.000 km, nơi thường xuyên xảy ra các hoạt động địa chất. Trên vành đai này, mật độ các ngọn núi lửa đã và đang hoạt động cũng chiếm tỉ lệ tới 80% số núi lửa trên hành tinh.
Indonesia có đến 127 ngọn nữa lửa, đây là một trong những khu vực hoạt động địa chấn mạnh nhất hành tinh. Hiện một nữa trong số đó đang được theo dõi liên tục.
Trước đó, hôm 27/8/1883, khoảnh khắc cả thế giới bàng hoàng khi hay tin ngọn núi lửa Krakatoa thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương, nằm giữa đảo Sumatra và Java của Indonesia phun trào dữ dội.
Với chỉ số phun trào ở mức độ 6, gấp 13.000 lần sức công phá của bom nguyên tử “Little Boy” được thả xuống Hiroshima (Nhật Bản) năm 1945, vụ nổ tại đảo núi lửa Krakatoa là một trong số những ngày tồi tệ nhất của lịch sử nhân loại. Nó cướp đi sinh mạng của ít nhất 36.417 người; phá hủy toàn bộ 165 ngôi làng và thành phố gần đó; làm 132 ngôi làng bị tàn phá nghiêm trọng.
Dư chấn của vụ nổ cũng đã tạo nên một cơn sóng thần cao tới 30 m đổ về 2 hòn đảo Java và Sumatra, tiếp tục làm cho hàng nghìn người thiệt mạng. 10 ngày sau thảm họa tồi tệ này, Trái đất chìm trong khói bụi. Lượng lưu huỳnh trong tro phản ứng với ozon khí quyển gây ra cảnh hoàng hôn sống động trên toàn thế giới trong 3 tiếng. Nhiệt độ toàn cầu giảm và sự gián đoạn khí hậu kéo dài tới 5 năm. Kéo theo đó là nạn đói, dịch bệnh.
Theo Thanh Bình/Infonet

>> xem thêm

Bình luận(0)