Quân đội Nga có trong tay hệ thống phản công hạt nhân Perimeter (phương Tây gọi bằng cái tên Dead Hand - Bàn tay chết) và tên lửa chỉ huy 15P011 rất đặc biệt.Trên thực tế, đây là những tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) thông thường, nhưng thay vì mang đầu đạn hạt nhân, chúng được trang bị hệ thống truyền dẫn cực mạnh và có khả năng chống lại tác chiến điện tử.Thay vì bay thẳng tới mục tiêu, quả đạn nói trên lại bay trên bầu trời, gửi lệnh khai hỏa tới tất cả tên lửa chiến lược được đặt trong hầm ngầm, máy bay, tàu chiến, bệ phóng mặt đất.Hệ thống Perimeter hoàn toàn tự động mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào từ con người. Quyết định phóng tên lửa được thực hiện bởi cơ chế kiểm soát tự động ứng dụng trí thông minh nhân tạo phức tạp.Trong trường hợp lãnh đạo cấp cao nhận được thông tin từ hệ thống cảnh báo sớm rằng có một nước khác đã phóng tên lửa hạt nhân, Perimeter cũng được kích hoạt ở trạng thái báo động.Nếu không nhận lệnh hủy báo động trong thời gian nhất định, tên lửa sẽ được phóng đi. Điều này giúp loại bỏ yếu tố con người và bảo đảm sẽ có đòn giáng trả hạt nhân ngay cả khi các phân đội điều khiển, phóng tên lửa bị tiêu diệt hoàn toàn.Hiện tại có thông tin cho biết, Washington có thể đang nghĩ đến việc họ cần sở hữu hệ thống tương tự "Bàn tay chết" của riêng mình nhằm đề phòng trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân.Cổng thông tin War on the Rocks nhận xét: "Trong vài năm qua, Nga và Trung Quốc đã đầu tư một cách có hệ thống vào việc nâng cấp kho vũ khí tên lửa và hạt nhân cũng như hệ thống liên lạc và điều khiển".Trong khi đó về bản chất, Mỹ không tiến hành bất kỳ sự nâng cấp nào đối với năng lực răn đe hạt nhân nên đã tụt hậu đáng kể so với các đối thủ chính. Ngoài ra nếu nói trực tiếp về khả năng của Washington thì bức tranh sẽ được phác thảo như sau:Theo các thuật toán ra quyết định hiện nay, nếu đối phương bất ngờ tiến hành tấn công bằng tên lửa hạt nhân, Tổng thống Mỹ chỉ có tối đa 10 phút để hiểu tình hình và ra lệnh, điều này có thể không đủ trong một tình huống khẩn cấp.Không chỉ có vậy, tính ổn định của hệ thống liên lạc và điều khiển AN/USQ-225, hiện đang được Quân đội Mỹ sử dụng để quản lý kho vũ khí hạt nhân của mình cũng bị nghi ngờ.Trong bối cảnh đó, ấn phẩm War on the Rocks cho rằng đã đến lúc nước Mỹ cần có "Bàn tay chết" của riêng mình, nó sẽ hoạt động trên cơ sở các thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI).Nhưng cần nhấn mạnh rằng họ không đề xuất trao cho AI quyền đưa ra quyết định về một cuộc tấn công hạt nhân để đáp trả, mà chỉ đề xuất giới thiệu những thuật toán có thể đẩy nhanh chuỗi ra quyết định trong một tình huống quan trọng.Ví dụ, AI sẽ cố gắng tính toán trước tất cả các kịch bản có thể xảy ra của một cuộc tấn công hạt nhân để Tổng thống Mỹ chỉ cần cho phép khởi động kịch bản này hoặc kịch bản khác, và toàn bộ công việc chuyển lệnh đến các địa điểm sẽ được thực hiện qua "Bàn tay chết" này.Theo đánh giá, việc tạo ra hệ thống phản công như vậy có thể sẽ giúp Mỹ bắt kịp Liên bang Nga về năng lực đáp trả hạt nhân trong tình huống khẩn cấp.
Quân đội Nga có trong tay hệ thống phản công hạt nhân Perimeter (phương Tây gọi bằng cái tên Dead Hand - Bàn tay chết) và tên lửa chỉ huy 15P011 rất đặc biệt.
Trên thực tế, đây là những tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) thông thường, nhưng thay vì mang đầu đạn hạt nhân, chúng được trang bị hệ thống truyền dẫn cực mạnh và có khả năng chống lại tác chiến điện tử.
Thay vì bay thẳng tới mục tiêu, quả đạn nói trên lại bay trên bầu trời, gửi lệnh khai hỏa tới tất cả tên lửa chiến lược được đặt trong hầm ngầm, máy bay, tàu chiến, bệ phóng mặt đất.
Hệ thống Perimeter hoàn toàn tự động mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào từ con người. Quyết định phóng tên lửa được thực hiện bởi cơ chế kiểm soát tự động ứng dụng trí thông minh nhân tạo phức tạp.
Trong trường hợp lãnh đạo cấp cao nhận được thông tin từ hệ thống cảnh báo sớm rằng có một nước khác đã phóng tên lửa hạt nhân, Perimeter cũng được kích hoạt ở trạng thái báo động.
Nếu không nhận lệnh hủy báo động trong thời gian nhất định, tên lửa sẽ được phóng đi. Điều này giúp loại bỏ yếu tố con người và bảo đảm sẽ có đòn giáng trả hạt nhân ngay cả khi các phân đội điều khiển, phóng tên lửa bị tiêu diệt hoàn toàn.
Hiện tại có thông tin cho biết, Washington có thể đang nghĩ đến việc họ cần sở hữu hệ thống tương tự "Bàn tay chết" của riêng mình nhằm đề phòng trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân.
Cổng thông tin War on the Rocks nhận xét: "Trong vài năm qua, Nga và Trung Quốc đã đầu tư một cách có hệ thống vào việc nâng cấp kho vũ khí tên lửa và hạt nhân cũng như hệ thống liên lạc và điều khiển".
Trong khi đó về bản chất, Mỹ không tiến hành bất kỳ sự nâng cấp nào đối với năng lực răn đe hạt nhân nên đã tụt hậu đáng kể so với các đối thủ chính. Ngoài ra nếu nói trực tiếp về khả năng của Washington thì bức tranh sẽ được phác thảo như sau:
Theo các thuật toán ra quyết định hiện nay, nếu đối phương bất ngờ tiến hành tấn công bằng tên lửa hạt nhân, Tổng thống Mỹ chỉ có tối đa 10 phút để hiểu tình hình và ra lệnh, điều này có thể không đủ trong một tình huống khẩn cấp.
Không chỉ có vậy, tính ổn định của hệ thống liên lạc và điều khiển AN/USQ-225, hiện đang được Quân đội Mỹ sử dụng để quản lý kho vũ khí hạt nhân của mình cũng bị nghi ngờ.
Trong bối cảnh đó, ấn phẩm War on the Rocks cho rằng đã đến lúc nước Mỹ cần có "Bàn tay chết" của riêng mình, nó sẽ hoạt động trên cơ sở các thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI).
Nhưng cần nhấn mạnh rằng họ không đề xuất trao cho AI quyền đưa ra quyết định về một cuộc tấn công hạt nhân để đáp trả, mà chỉ đề xuất giới thiệu những thuật toán có thể đẩy nhanh chuỗi ra quyết định trong một tình huống quan trọng.
Ví dụ, AI sẽ cố gắng tính toán trước tất cả các kịch bản có thể xảy ra của một cuộc tấn công hạt nhân để Tổng thống Mỹ chỉ cần cho phép khởi động kịch bản này hoặc kịch bản khác, và toàn bộ công việc chuyển lệnh đến các địa điểm sẽ được thực hiện qua "Bàn tay chết" này.
Theo đánh giá, việc tạo ra hệ thống phản công như vậy có thể sẽ giúp Mỹ bắt kịp Liên bang Nga về năng lực đáp trả hạt nhân trong tình huống khẩn cấp.