Mỹ muốn sở hữu lại vũ khí hạt nhân tầm trung nhằm kiềm chế Nga?

Google News

Theo ông Danilov, Mỹ có chủ ý để kết thúc Hiệp ước về các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF), nhằm loại bỏ tất cả chướng ngại vật để kiềm chế Nga.

Phó trưởng khoa An ninh châu Âu tại Viện Hàn lâm khoa học Nga, Giáo sư Viện Quan hệ quốc tế Moscow Dmitry Danilov nói sau khi Tổng thống Donald Trump đắc cử, Nga đã hy vọng có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF).
“Chúng tôi không chỉ đề nghị trao đổi những mối quan tâm về INF mà còn liên quân những vấn đề như câu hỏi của Nga với Mỹ về tình hình phòng thủ tên lửa. Chúng tôi cũng đề nghị làm việc chặt chẽ để giải quyết những mối quan tâm đó, bằng các nhóm và ủy ban chuyên gia, thảo luận về căn cứ của những mối quan ngại”, ông Danilov chia sẻ.
My muon so huu lai vu khi hat nhan tam trung nham kiem che Nga?
 Trong những năm gần đây, Nga và Mỹ có nhiều bất đồng liên quan đến việc tuân thủ Hiệp định INF 1987. Ảnh: National Interest.
Ông Danilov nói: “Nhưng Mỹ không đi theo con đường này không phải bởi vì chính quyền ông Trump không muốn làm, mà vì tình hình nội bộ ở Mỹ và vị trí của Quốc hội đối với ông Trump, đối với Nga và đặc biệt là với Hiệp ước – không phù hợp cho những bước này. Mỹ đã bắt tay vào một quá trình để hủy bỏ Hiệp ước. Họ không cố gắng giải quyết vấn đề mà ngược lại đang sử dụng vấn đề để rút khỏi INF”.
Theo một chuyên gia khác đến từ Trung tâm nghiên cứu an ninh tại Viện Hàn lâm khoa học Nga, Konstantin Blokhin, Mỹ đang hành động “phù hợp với logic tăng cường đối đầu trong quan hệ Nga – Mỹ, có tính chất hệ thống, đặc biệt trong quân đội – kỹ thuật, kinh tế và lĩnh vực tâm lý-thông tin.”
Theo chuyên gia, INF tạo ra trở ngại cho cả Mỹ và Nga, vì các nước Nga, Pakistan, Ấn Độ đều đã có tên lửa tầm trung và tầm ngắn, còn Mỹ thì không. “Vì thế Mỹ đang tạo ra những tiền đề để rút khỏi thỏa thuận này và từ đó Mỹ sẽ chẳng còn trở ngại nào cả”, ông Blokhin nói.
Sự đáp trả của Nga
Ông Danilov nhận định Nga có thể đáp trả tương ứng nếu Mỹ kết thúc INF. “Nga có khả năng kỹ thuật-quân sự để đáp trả. Nếu Hiệp ước bị phá hủy, chúng tôi nên có biện pháp phù hợp liên quan đến hoạt động quân sự ở châu Âu”, ông giải thích.
Trong khi đó ông Blokhin cho rằng Mỹ có thể tăng khả năng kiềm chế Nga và cố gắng kéo Nga vào một cuộc chạy đua vũ trang cùng kiệt. “Tuy nhiên, những đột phá của chúng tôi trong vô hiệu hóa vũ khí siêu thanh và từ chối hàng triệu USD đầu tư Mỹ vào phức hợp quân sự - công nghiệp cho phép chúng tôi thắng cuộc đua này với lợi thế mà thậm chí không cần phải tham gia”, chuyên gia nói thêm.
Vai trò của châu Âu
Nga cũng có thể đáp trả bằng cách triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn tại biên giới. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh châu Âu, và các nước châu Âu sẽ một lần nữa có nguy cơ trở thành mặt trận đối đầu của Nga – Mỹ. Trong tình hình này, các nước châu Âu có tiềm năng trở thành đối tác của Nga nhằm nỗ lực bảo vệ INF.
“Đối với châu Âu, các hậu quả có thể vô cùng tiêu cực nếu nhìn vào những nguy cơ không chỉ với quân sự mà còn với sự cân bằng toàn cầu, bao gồm các mối quan hệ châu Âu – Đại Tây Dương và mối quan hệ trong nội khối an ninh châu Âu”, ông Danilov nhấn mạnh.
Cùng thời điểm, Mỹ cũng đang rất tích cực tại châu Âu. “Khả năng phản đối của các nước châu Âu với Mỹ về vấn đề INF khiến Washington mang đến NATO cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước. Bằng cách đó, Mỹ đang ủng hộ việc mình rút khỏi Hiệp ước này. Mỹ đang chuyển hướng thảo luận vấn đề sang nền tảng đa phương, trong trường hợp này là với khung của NATO. Bằng cách đó, Mỹ một lần nữa cố gắng thuyết phục các đồng minh châu Âu đứng về phía mình”, chuyên gia nói.
Theo Phương Anh/VTC News

>> xem thêm

Bình luận(0)