Kỳ lạ ngôi làng cứ ngủ dậy lại mất trí nhớ tạm thời

Google News

Khoảng 1/5 dân làng Kalachi mắc một hội chứng buồn ngủ kỳ lạ khiến họ có thể đột ngột ngủ thiếp đi trong khi đang làm dở một việc gì đó. Nhiều người khi tỉnh lại còn bị mất trí nhớ tạm thời.

Ngôi làng Kalachi thuộc miền Bắc Kazakhstan có số dân khoảng 810 người. Kể từ mùa xuân năm 2013, khoảng 1/5 cư dân của làng gồm cả trẻ em và người lớn mắc phải hội chứng kỳ lạ là ngủ không kiểm soát. Họ có thể buồn ngủ ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Những giấc ngủ có thể kéo dài cả ngày, một vài ngày hay thậm chí cả một tuần.
Những người ngủ mê man này vẫn có thể nghe được tiếng gọi, nói của những người xung quanh nhưng không thể mở được mắt ra, không thể phản ứng lại.
Việc ngủ li bì ngày qua ngày là điều không người dân nào ở nơi đây mong muốn. Tuy nhiên, họ không thể kiểm soát được giấc ngủ của mình và ngủ thiếp đi trong khi đang làm bất kì việc gì. Một số người có giấc ngủ dài đến mức người thân tưởng bị hôn mê và đưa vào bệnh viện. Nhưng sau khi kiểm tra thì họ không hề có dấu hiệu của loại bệnh nào mà chỉ đơn thuần là đang ngủ.
Sau khi thức dậy, nhiều người bị mất trí nhớ tạm thời, biểu hiện là không thể nhớ được trước đó những chuyện gì đã xảy ra. Việc cơn buồn ngủ xuất hiện đột ngột và khiến nhiều người mê man gây không ít khó khăn cho người dân nơi đây trong đời sống sinh hoạt.
Ky la ngoi lang cu ngu day lai mat tri nho tam thoi
Dân làng Kalachi có thể buồn ngủ ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày và nhiều người bị mất trí nhớ tạm thời khi tỉnh dậy. Ảnh minh hoạ. 
Không chỉ bị suy giảm trí nhớ, những người có giấc ngủ kéo dài hơn như 3 - 4 ngày hay thậm chí cả tuần còn gặp phải tình trạng bị ảo giác, đau đầu, cơ thể mệt mỏi và gia tăng ham muốn chuyện "chăn gối" ở người trưởng thành.
Cơn buồn ngủ có thể xảy đến bất kỳ lúc nào đối với người dân ở nhiều độ tuổi khác nhau, thậm chí cả ở động vật như chó, mèo.
Một số người dân trong làng tin rằng họ đang là nạn nhân của... người ngoài hành tinh hoặc nằm trong các cuộc thử nghiệm "kinh dị" của chính phủ.
Trước thực tế này, đã có không ít nhà khoa học tìm đến làng Kalachi để giải mã lý do gây ra hội chứng buồn ngủ.
Các bác sĩ và nhà khoa học đã tiến hành 7.000 lượt sát hạch từ không khí, đất, nước, máu, tóc, móng của bệnh nhân nhưng không thành công. Họ còn sử dụng đến biện pháp ngưng sử dụng khí đốt ngầm và cho tháp điện thoại ở địa phương ngừng hoạt động. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tìm kiếm khí radon, mức độ bức xạ cao, kim loại nặng trong nước và kiểm tra vô số loại vi khuẩn và virut…
Để phối hợp nghiên cứu, Thủ tướng Kazakhstan ông Karim Masimov đã thành lập một ủy ban. Vào cuối năm 2014, hơn 20.000 cuộc xét nghiệm và kiểm tra lâm sàng đã được tiến hành, nhưng vẫn không thể tìm ra nguyên nhân đích đáng.
Phải mất 4 năm sau đó, các nhà khoa học mới tìm ra lý do dẫn đến tình trạng ngủ li bì của dân làng. Được biết, nguyên nhân gây buồn ngủ trong ngôi làng này là do khí radon, chúng được tích tụ ở vùng mỏ uranium từ thời Liên Xô nằm ở gần ngôi làng. Dù mỏ uranium này hiện tại bị bỏ hoang sau khi khai thác hết nguyên liệu.
Ky la ngoi lang cu ngu day lai mat tri nho tam thoi-Hinh-2
Mỏ uranium ở Kazakhstan là nguyên nhân khiến người dân làng Kalachi ngủ gật. 
Tuy nhiên, dư lượng uranium vẫn tồn tại và phân rã từ từ trong nhiều năm qua. Tuy mức độ bức xạ của mỏ không còn gây nguy hiểm, nhưng chúng vẫn tạo nên loại khí không màu, không mùi radon, khiến con người rơi vào cảm giác mơ màng, rồi sau đó ngủ thiếp đi.
Giáo sư Leonid Rikhvanov thuộc nhóm nghiên cứu về căn bệnh, cho biết uranium từ trong lòng đất theo nước thẩm thấu lên phía trên, biến đổi thành khí radon phát tán ra xung quanh. Theo các nhà khoa học, phương pháp đo bức xạ thông thường không thể phát hiện được loại khí này, dẫn đến một số nghiên cứu trước đó không lý giải được nguyên nhân căn bệnh. Ông Rikhvanov cho biết thêm sở dĩ những người thợ mỏ không bị ảnh hưởng là do khả năng đề kháng của họ tốt so với cư dân bản địa.
Khi phát hiện lý do, chính quyền địa phương cũng bắt đầu lên kế hoạch di dời người dân tới nơi khác sinh sống để tránh khỏi căn bệnh kỳ quái này, vì đến giờ vẫn chưa thể xử lý nguyên nhân gốc rễ gây nên khí radon.
Thảo Nguyên (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)