Giới chuyên gia nói gì về kết quả bầu cử Quốc hội Mỹ?

Google News

(Kiến Thức) - Giới chuyên gia đã đưa ra những nhận định về việc kết quả cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ 6/11 vừa qua sẽ ảnh hưởng như thế nào tới chương trình nghị sự của Tổng thống Trump cũng như "bức tranh" chính trị Mỹ thời gian tới.

Sau khi Đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát Hạ viện và Đảng Cộng hòa vẫn duy trì kiểm soát Thượng viện trong cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ 6/11, giới chuyên gia đã đưa ra những nhận định về việc kết quả này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới chương trình nghị sự của Tổng thống Trump cũng như nền chính trị Mỹ thời gian tới.
Gioi chuyen gia noi gi ve ket qua bau cu Quoc hoi My?
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: FP. 
Trong đó, Tiến sĩ Leslie Vinjamuri đến từ Viện nghiên cứu Chatham House có trụ sở tại London (Anh) cho rằng cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ vừa qua là một cuộc trưng cầu dân ý về Tổng thống Trump và kết quả rõ ràng cho thấy nước Mỹ đang bị chia rẽ.
Người Mỹ từng bỏ phiếu bầu ông Trump làm Tổng thống nhưng giờ đây họ lại bỏ phiếu chống lại ông ấy. Sự chia rẽ này có thể sẽ tác động đến nền chính trị Mỹ trong hai năm tới.
Theo tiến sĩ Leslie, người dân Mỹ có thể phải trải qua một cuộc chiến tranh thương mại nghiêm trọng hơn và hứng chịu tổn thất ở các mức độ khác nhau. Nếu điều đó xảy ra, thương mại sẽ trở thành một vấn đề quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Cuộc bầu cử quốc hội lần này ghi nhận số lượng kỷ lục khi hơn 100 phụ nữ được bầu vào Hạ viện, trong đó có cả nữ nghị sĩ người Mỹ bản địa đầu tiên công khai đồng tính. Những người Dân chủ cấp tiến và ôn hòa sẽ tiếp tục đấu tranh về chương trình nghị sự của đảng này.
Gioi chuyen gia noi gi ve ket qua bau cu Quoc hoi My?-Hinh-2
Tiến sĩ Leslie Vinjamuri. Ảnh: Bloomberg. 
Đối với Đảng Cộng hòa, có thể họ sẽ dành thời gian để xem xét liệu có gắn bó với chương trình nghị sự của Tổng thống Trump nữa và cách lãnh đạo “khác người” của ông có thể tiếp tục thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn làm và tăng lương theo giờ làm cho người lao động hay không... Tuy nhiên, nhiều người dân Mỹ nhận thấy việc cắt giảm thuế chủ yếu mang lại lợi ích cho những người giàu. Ngày nay, nước Mỹ vẫn là một trong những quốc gia bất bình đẳng nhất thế giới.
Trong hai năm qua, Châu Âu đã tranh luận vai trò mới của Mỹ với tư cách là “kẻ quấy rối quốc tế”. Những cuộc bầu cử như vậy không giúp giải quyết cuộc tranh luận này, nhưng chứng minh một điều rằng người Mỹ không còn tự mãn nữa. Số lượng cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữ kỳ 6/11 ở mức cao kỷ lục, bởi nhiều vấn đề quan trọng như nhập cư và nền kinh tế là mối quan tâm của người dân nước này.
Bà Leslie cũng cho hay, chiến lược (của Mỹ) đối với Châu Âu có thể cũng sẽ thay đổi vào năm 2020.
Gioi chuyen gia noi gi ve ket qua bau cu Quoc hoi My?-Hinh-3
Cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 6/11. Ảnh: Getty. 
Trong khi đó, ông Peter Westmacott, Đại sứ Anh tại Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 2012-2016, nhận định cuộc bầu cử này ít có khả năng làm thay đổi chính sách (của Mỹ) đối với các vấn đề quốc tế đang gây tranh cãi.
Tổng thống Trump sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định riêng sau khi Đảng Dân chủ giành chiến thắng tại Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 6/11 vừa qua. Nhưng ông có thể sẽ sử dụng sắc lệnh hành pháp để thúc đẩy chương trình nghị sự của mình.
Theo ông Peter, Tổng thống Trump sẽ quan tâm hơn đến viễn cảnh Đảng Dân chủ sẽ tổ chức phiên điều trần và tiến hành điều tra về hàng loạt vấn đề, trong đó có cáo buộc về sự can thiệp của Nga vào bầu cử Mỹ năm 2016, cũng như yêu cầu ông Trump công khai hồ sơ thuế...
Đảng Dân chủ cũng có thể khởi động quá trình luận tội Tổng thống Trump. Tuy nhiên, đó không phải là ưu tiên hàng đầu.
Cựu Đại sứ Anh tại Mỹ cũng cho rằng phần còn lại của thế giới vẫn sẽ phải đối phó với chính sách “Nước Mỹ trên hết”. Sự thay đổi thế đa số trong Hạ viện Mỹ cũng gần như sẽ không làm thay đổi chính sách của Mỹ đối với các vấn đề mà đồng minh của Washington bất đồng với ông Trump, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, hòa bình Trung Đông, chính sách thương mại, Iran, Nga, và tầm quan trọng của các tổ chức quốc tế.

Mời độc giả xem thêm video về cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ (Nguồn: CBC News)

Về phần mình, chuyên gia Andrei Suzdaltsev, Phó Trưởng khoa Kinh tế và Chính trị Thế giới tại Học viện Kinh tế cao cấp, nhận định bất kỳ kết quả nào của cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ đều sẽ làm gia tăng áp lực lên Tổng thống Trump, sự chia rẽ chính trị nội bộ sẽ tồi tệ hơn. Đảng Dân chủ chiếm đa số trong Hạ viện sẽ tăng cường kiểm soát quốc hội với các chính sách đối ngoại.
"Có một truyền thống trong nền chính trị Mỹ, Đảng cầm quyền thường thua trong cuộc bầu cử Quốc hội sau hai năm. Nội bộ Đảng Dân chủ và Cộng hòa đều đang có sự mâu thuẫn, chia rẽ cũng mâu thuẫn. Sự chia rẽ trong hàng ngũ của cả hai đảng sẽ gia tăng, nước Mỹ đang được định hình lại. Cuộc bầu cử này cho thấy cấu trúc của sự chia rẽ sẽ không dừng lại, mà chỉ có ngày càng sâu sắc”, Sputnik dẫn lời chuyên gia Andrei Suzdaltsev.
Theo ông Andrei Suzdaltsev, cuộc bầu cử này là một cuộc bỏ phiếu cho chính sách của Tổng thống Mỹ Trump trong hai năm đầu cầm quyền và đối với ông Trump, nó còn liên quan đến khả năng tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai trong cuộc bầu cử năm 2020.
Chuyên gia Andrei Suzdaltsev nói thêm, bất kỳ kết quả cuộc bầu cử như thế nào thì ông Trump đều sẽ chịu áp lực gia tăng từ Quốc hội Mỹ: “Dù Đảng Cộng hòa chiếm đa số (tại Hạ viện), Quốc hội cũng sẽ kiểm soát các chính sách đối ngoại của ông Trump”.
Thiên An (T.H)

>> xem thêm

Bình luận(0)