Đông Nam Á áp dụng “quân bài” vắc xin chống COVID-19 thế nào?

Google News

 Sự xuất hiện của biến chủng Delta khiến nhiều quốc gia ở Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia, đang trải qua những ngày tháng chống dịch căng thẳng nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Số ca mắc, tử vong vì COVID-19 tăng vọt
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, tỷ lệ tử vong do COVID-19 đã tăng vọt ở nhiều quốc gia Đông Nam Á kể từ tháng 7/2021, với số ca mắc cao kỷ lục trong tháng qua.
Sự xuất hiện của biến thể Delta có khả năng lây lan nhanh là một phần nguyên nhân khiến số ca mắc tăng vọt, buộc nhiều quốc gia ở Đông Nam Á phải áp dụng các biện pháp phong tỏa.
Dong Nam A ap dung “quan bai” vac xin chong COVID-19 the nao?
Indonesia hiện vẫn là tâm dịch COVID-19 ở Đông Nam Á. Ảnh: Reuters.  
Dù tuyên bố làn sóng COVID-19 đã đạt đỉnh hồi đầu tháng 8, Indonesia hiện vẫn là tâm dịch của khu vực Đông Nam Á. Tính đến ngày 15/8, nước này ghi nhận tổng cộng hơn 3,8 triệu ca mắc, trong đó 116.366 người tử vong.
Ngày 12/8, Ủy ban Bảo vệ Trẻ em Indonesia (KPAI) cho biết, 350.000 trẻ em nước này mắc COVID-19, trong đó 777 em tử vong kể từ khi dịch bùng phát.
Malaysia hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia. Nước này đến nay ghi nhận tổng cộng 1,36 triệu ca mắc và hơn 11.900 ca tử vong.
Trong tháng 8, Philippines tiếp tục thực hiện các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt vùng thủ đô Manila nhằm đối phó dịch COVID-19.
Số ca mắc tại Thái Lan cũng gia tăng khiến Bộ Ngoại giao nước này thực hiện các giới hạn du lịch mới tại các khu vực du lịch trong nửa đầu tháng 8. Các lệnh cấm đi lại và giờ giới nghiêm cũng được áp dụng ở thủ đô Bangkok và các khu vực khác có số ca bệnh cao cho đến cuối tháng.
"Quân bài" vắc xin chống COVID-19  
Để đối phó với làn sóng COVID-19 đang hoành hành khắp khu vực, các nước Đông Nam Á tiếp tục tăng tốc chương trình tiêm vắc xin ngừa COVID-19
Tiến sĩ Poonam Khetrapal Singh, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Tổ chức Y tế Thế giới  (WHO), nhận xét rằng khu vực này đang trên đà đạt được các mục tiêu tiêm chủng, với mục tiêu 40% dân số được tiêm chủng đầy đủ vào cuối năm 2021.
Tướng Listyo Sigit Prabowo, Tư lệnh lực lượng cảnh sát quốc gia Indonesia, ngày 1/8 tuyên bố khởi động chương trình tiêm vắc xin nhằm đạt đến ngưỡng miễn dịch cộng đồng. Tính đến ngày 13/8, nước này đã tiêm chủng cho 81,4 triệu người. Đáng chú ý, 98,1% dân số ở thủ đô Jakarta trong độ tuổi trưởng thành đã được tiêm mũi đầu tiên vắc xin ngừa COVID-19.
Dong Nam A ap dung “quan bai” vac xin chong COVID-19 the nao?-Hinh-2
Các nước Đông Nam Á đang đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19. Ảnh: Getty. 
Chính phủ Malaysia tăng cường các biện pháp như mở các điểm tiêm chủng quy mô lớn và triển khai xe tải tiêm chủng để tăng tốc độ tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân.
Ngày 13/8, giới chức y tế Malaysia xác nhận nước này sẽ bắt đầu tiêm vắc xin COVID-19 cho thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi vào giữa tháng 9 tới. 
Hôm 12/8, Chính phủ Malaysia đã ủy quyền tìm mua thêm 5 triệu liều vắc xin COVID-19 do Sinovac của Trung Quốc để duy trì tốc độ tiêm chủng như hiện tại.
Tại Philippines, khó khăn trong việc sắp xếp lịch trình, tâm lý do dự của người dân và tình trạng thiếu vắc xin đã khiến chiến dịch tiêm chủng bắt đầu từ tháng 3 của nước này gặp khó khăn. Tổng thống Rodrigo Duterte thậm chí đưa ra cảnh báo cứng rắn đối với những người chần chừ tiêm vắc xin.
Tuy nhiên, tâm lý của người dân Philippines về việc tiêm chủng đã thay đổi trong vài tháng qua. Theo một cuộc khảo sát của Pulse Asia, số người Philippines sẵn sàng tiêm chủng đã tăng lên 43% vào tháng 6/2021.
Được biết, Tổng thống Rodrigo Duterte đã ra lệnh mở chương trình tiêm chủng cho mọi người dân muốn tiêm vắc xin ngừa COVID-19 giữa lúc biến chủng Delta lây lan ra diện rộng. Mục tiêu của chính phủ Philippines là tiêm chủng cho 70 triệu người dân trong năm nay.
Dong Nam A ap dung “quan bai” vac xin chong COVID-19 the nao?-Hinh-3
 Người dân ngồi chờ đến lượt tiêm vắc xin ở Thái Lan. Ảnh: Reuters
Campuchia huy động quân đội trong chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân. Nước này đã hoàn tất việc tiêm chủng cho 99% trong số 2,12 triệu người trưởng thành ở thủ đô Phnom Penh trước ngày 8/7.
Trong khi đó, Lào đặt mục tiêu tiêm chủng cho 50% người dân trước cuối năm nay.
“Tiêm phòng vẫn là một yếu tố quan trọng trong cuộc chiến chống lại COVID-19 của chúng ta. Chúng tôi kêu gọi tất cả những ai có đủ điều kiện hãy đi tiêm chủng", Bộ Y tế Singapore kêu gọi người dân tiêm vắc xin.
Tính đến ngày 9/8, 70% dân số Singapore đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa COVID-19 và 79% dân số được tiêm ít nhất một liều vắc xin. Quốc gia Đông Nam Á này trở thành một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất trên thế giới. Singapore đang hướng đến mục tiêu tiêm chủng cho 80% dân số vào đầu tháng 9/2021 nhằm bắt đầu nới lỏng một số hạn chế nghiêm ngặt nhất.
Bên cạnh việc đặt mua hoặc được tài trợ từ bên ngoài, một số quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam vẫn đang thúc đẩy nghiên cứu, phát triển vắc xin ngừa COVID-19 trong nước.
Cần đảm bảo phân phối vắc xin công bằng, rộng rãi
Theo các chuyên gia, cần có những nỗ lực liên tục để thúc đẩy công bằng vắc xin và đảm bảo việc phân phối vắc xin rộng rãi tới các nước trên khắp thế giới.
"Hiện nay, 55% người dân ở các nước thu nhập cao đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin, so với chỉ 1% ở các nước thu nhập thấp", Priti Krishtel, luật sư chuyên về bình đẳng y tế và là nhà đồng sáng lập tổ chức phi lợi nhuận I-MAK, cho biết.
Sáng kiến vắc xin toàn cầu COVAX đang tìm cách giải quyết tình trạng thiếu hụt và chi phí cung cấp vắc xin trong nỗ lực bảo vệ những người có nguy cơ cao nhất - với mục tiêu có thêm 2 tỷ liều vắc xin vào cuối năm 2021.
Lo ngại về hiệu quả miễn dịch của vắc xin trước sự nguy hiểm của biến thể siêu lây nhiễm Delta, nhiều quốc gia bắt đầu triển khai tiêm liều tăng cường vắc xin ngừa COVID-19 cho những người đã tiêm đủ hai liều.
Trước tình hình này, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 4/8 kêu gọi các nước tạm ngừng triển khai việc tiêm liều tăng cường, ít nhất là đến cuối tháng 9/2021, nhằm đảm bảo rằng các quốc gia trên thế giới sẽ có ít nhất 10% dân số được tiêm chủng ngừa COVID-19.
"Chúng ta cần tập trung vào những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất, những người có nguy cơ mắc bệnh và tử vong vì căn bệnh này, để họ có thể có được liều vắc xin đầu tiên và thứ hai", Giám đốc phụ trách vấn đề miễn dịch, vắc xin và sinh học của WHO, bà Katherine O'Brien, nhấn mạnh. 
Dong Nam A ap dung “quan bai” vac xin chong COVID-19 the nao?-Hinh-4
Ảnh: Reuters.  
Ngoài ra, Tiến sĩ Kuppalli, bác sĩ về bệnh truyền nhiễm và là Phó chủ tịch của Ủy ban Y tế Toàn cầu thuộc Hiệp hội Các bệnh Truyền nhiễm Mỹ, kêu gọi tăng cường “cơ sở hạ tầng để xét nghiệm, giải trình tự gen và năng lực chăm sóc sức khỏe cũng như cung cấp khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc tốt hơn".
"Tất cả những điều này sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong cách xử lý đợt dịch mới", Tiến sĩ Kupplalli bình luận.
Các cơ quan chính phủ và địa phương cần phải hợp tác để đảm bảo rằng vắc xin có thể được tiếp cận đến mọi người trong khi tiếp tục duy trì các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
“Hãy nhìn vào những gì đã xảy ra trong năm qua. Chủng virus ban đầu đã đột biến thành biến thể Alpha và bây giờ là Delta với khả năng lây lan nhanh gấp hàng chục lần Alpha. Nếu chúng ta không kiểm soát được điều này, chúng ta có thể sẽ phải đối mặt với các loại biến chủng nguy hiểm và dễ lây lan hơn nữa", Tiến sĩ Kuppalli cảnh báo.
Dong Nam A ap dung “quan bai” vac xin chong COVID-19 the nao?-Hinh-5
 

Dong Nam A ap dung “quan bai” vac xin chong COVID-19 the nao?-Hinh-6
 
Thiên An

>> xem thêm

Bình luận(0)