Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh
Tháng 9/1971: Anh trục xuất 105 nhà ngoại giao và quan chức Liên Xô sau khi Moscow từ chối cung cấp thông tin rõ ràng về hoạt động của 440 công dân nước này ở Anh. Đáp trả, hai tuần sau, Moscow trục xuất 18 người Anh.
Tháng 4/1983: Pháp trục xuất 47 nhà ngoại giao Liên Xô trong vụ việc liên quan đến điệp viên hai mang Liên Xô Vladimir Vetrov.
|
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20 ở Hamburg ngày 7/7/2017. Ảnh: AP. |
Tháng 9/1985: Moscow và London mỗi bên trục xuất 31 điệp viên hai nước.
Cuối năm 1986: Mỹ và Liên Xô liên tục trục xuất nhà ngoại giao của hai bên trong vài tuần.
Cụ thể, giữa tháng 9/1986: Washington yêu cầu 25 quan chức Liên Xô tại Liên Hợp Quốc rời khỏi nước này. Về phần mình, Moscow trục xuất 5 nhà ngoại giao Mỹ.
Đến tháng 11/1986: Washington trục xuất thêm 55 nhà ngoại giao Liên Xô. Đáp trả, Liên Xô yêu cầu 5 nhà ngoại giao Mỹ "khăn gói" về nước.
Mời độc giả xem video: Phản ứng của Nga sau khi nhiều nước trục xuất nhà ngoại giao Nga (Nguồn: VTC14)
Sau khi Liên Xô tan rã
Tháng 3/2001: Mỹ trục xuất 50 nhà ngoại giao Nga sau khi Robert Hanssen, chuyên gia phản gián của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đồng thời làm gián điệp cho Nga hơn 15 năm, bị bắt. Đáp trả, Nga cũng trục xuất 50 nhà ngoại giao của Mỹ.
Tháng 6/2016: Mỹ trục xuất hai nhà ngoại giao Nga sau vụ ẩu đả bên ngoài tòa Đại sứ Mỹ ở thủ đô Moscow.
Tháng 12/2016: Mỹ trục xuất 35 quan chức Nga - những người mà cơ quan tình báo Mỹ cáo buộc đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên lần này, Moscow không thực hiện biện pháp "ăn miếng trả miếng".
Hồi tháng 7/2017: Nga yêu cầu Mỹ phải đưa 755 nhà ngoại giao và nhân viên kỹ thuật về nước trước ngày 1/9. Động thái này nhằm đáp trả lại lệnh trừng phạt được Quốc hội Mỹ thông qua trước đó.