Điểm danh những quốc gia chưa tiêm bất kỳ mũi vaccine ngừa COVID-19 nào

Google News

Tại một bệnh viện nhỏ nơi bác sĩ Oumaima Djarma đang làm việc ở thủ đô Cộng hòa Chad, các nhân viên y tế chẳng ai thảo luận về chủ đề đâu là loại vaccine ngừa COVID-19 tốt nhất. Đơn giản là bởi quốc gia này chưa nhận được bất kỳ liều vaccine nào.

Diem danh nhung quoc gia chua tiem bat ky mui vaccine ngua COVID-19 nao
 Các nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt cho một bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện Farcha ở thủ đô N'Djamena, Cộng hòa Chad. Ảnh: AP
Trong khi các nước giàu đặt mua sớm, dự trữ lượng vaccine cực lớn, dư thừa cho nhu cầu tiêm chủng trong nước, những nước nghèo trên thế giới vẫn đang phải vật lộn để tìm kiếm nguồn cung. Một số ít các nước, trong đó có Cộng hòa Chad, thậm chí còn chưa nhận được bất kỳ liều vaccine nào.
“Tôi nhận thấy điều bất bình đẳng và đó là thứ khiến tôi buồn. Tôi thậm chí không có quyền được chọn lựa. Khi vaccine được cấp phép đầu tiên được chuyển tới, tôi sẽ đi tiêm ngừa”, nữ bác sĩ bệnh truyền nhiễm Djarma chia sẻ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn một chục nước, mà đa phần là ở châu Phi, vẫn đang mong đợi những lô vaccine đầu tiên. Trong số này có Cộng hòa Chad, Burkina Faso, Burundi, Eritrea, Tanzania, một số đảo quốc ở Thái Bình Dương như Vanuatu.
“Việc trì hoãn cung ứng cùng với nguồn vaccine khan hiếm đang đẩy các nước châu Phi tụt hậu so với phần còn lại của thế giới trong triển khai tiêm chủng. Hiện châu lục này mới chỉ tiêm ngừa được cho khoảng 1% dân số”, đại diện của WHO lên tiếng cảnh báo hôm 6/5.
Ở những nước chưa tiếp cận được vaccine, số ca mắc COVID-19 thấp hơn nhiều so với các quốc gia là điểm nóng về dịch bệnh. Tuy nhiên, không có gì bảo đảm các biến thể mới sẽ không tấn công những nước nghèo này. Hơn thế, con số đưa ra cũng có thể không phản ánh toàn bộ thực tế. Bởi những quốc gia châu Phi chưa nhận được vaccine đều là số có hạ tầng nghèo nàn nhất về kiểm soát, truy vết lây nhiễm, với hệ thống y tế còn nhiều thiếu thốn.
Tại bệnh viện Farcha ở thủ đô N’Djamena, Cộng hòa Chad, bác sĩ, nhân viên y tế được cung ứng đầy đủ khẩu trang, thuốc sát khuẩn. Thế nhưng chưa có bất kỳ ai được tiêm ngừa vaccine COVID-19 và cũng chẳng ai biết khi nào mới đến lượt được tiêm.
Theo Djarma, điều này có thể dễ dàng chấp nhận được khi ở giai đoạn đầu đại dịch bùng phát, bởi bác sĩ trên khắp thế giới không một ai được tiêm ngừa. Nhưng tình hình đã thay đổi nhanh chóng sau khi nhiều nước phương Tây đẩy mạnh chương trình tiêm chủng, còn vaccine ngừa COVID-19 của Nga, Trung Quốc cũng đã tới được nhiều nước nghèo ở châu Phi.
Diem danh nhung quoc gia chua tiem bat ky mui vaccine ngua COVID-19 nao-Hinh-2
  Kenya tiếp nhận những lô vaccine đầu tiên do Sáng kiến COVAX tài trợ. Ảnh: Reuters
“Khi nghe được thông tin một nước nào đó đã hoàn thành tiêm ngừa cho đội ngũ nhân viên y tế, người già và chuẩn bị mở rộng ra nhóm đối tượng tiếp theo, thú thực cá nhân tôi cảm thấy buồn. Nhiễm bệnh này thì ai cũng chết, bất kể là giàu hay nghèo. Ai cũng phải có cơ hội, cơ hội để được tiêm ngừa, nhất là những người dễ phơi nhiễm trước COVID-19”, Djarma chia sẻ.
Chad dự kiến sẽ tiếp nhận một số lô vaccine Pfizer trong tháng tới, những với điều kiện nước này phải có các kho lạnh, để lưu trữ, bảo quản vaccine dưới nền nhiệt lạnh sâu -43,5 độ C. Đó là một rào cản. Một số nước cũng cần có thêm thời gian để hoàn tất các thủ tục tiếp nhận vaccine, trong đó có việc ký các thỏa thuận miễn trừ bồi thường với nhà sản xuất vaccine, lập kế hoạch phân phối, tiêm chủng vaccine.
Tình hình có thể còn tệ hơn, khi một số nước như Burkina Faso phải chờ thêm thời gian. Lý do là nhà sản xuất, cung ứng vaccine chủ lực ở Ấn Độ đã quyết định giảm, hạn chế xuất khẩu vaccine ra bên ngoài, để tập trung đáp ứng nhu cầu trong nước, trong bối cảnh Ấn Độ đang trải vật lộn với sóng lây nhiễm thứ hai đặc biệt tồi tệ.
Haiti vẫn chưa thực hiện một mũi tiêm ngừa COVID-19 nào đối với 11 triệu dân. Nhẽ ra quốc gia Tây Bán cầu thuộc diện nghèo khó nhất thế giới này đã nhận được 756.000 liều vaccine AstraZeneca thông qua sự hỗ trợ của Sáng kiến COVAX.
Nhưng giới chức nước này cho biết họ không có đủ hạ tầng cần thiết để thực hiện bảo quản vaccine và lo sợ sẽ phải bỏ đi số vaccine này. Thực chất, giới chức y ế Haiti cũng lo ngại về nguy cơ tác dụng phụ của vaccine AstraZeneca và muốn tiếp cận loại vaccine tiêm một liều như của Johnson & Johnson.
Theo Hoài Thanh/Báo Tin Tức

>> xem thêm

Bình luận(0)