8 tháng sáp nhập vào Nga: Người Ukraine ở Crimea nghĩ gì?

Google News

(Kiến Thức) - Tám tháng sau khi sáp nhập vào Nga từ Ukraine, người Ukraine ở Crimea nghĩ gì sau khi trải qua những cải cách to lớn.

Những khách sạn ở thành phố Simferopol đều chật cứng khách. Giờ đang là cuối mùa thu và thành phố thủ phủ của bán đảo Crimea đang bị quá tải, không phải vì du khách – bởi lẽ bối cảnh thời tiết và chính trị là không thích hợp – mà vì những quan chức Nga. Chủ một khách sạn nhỏ cho biết: “Ngay cả trong mùa hè chúng tôi cũng không bận rộn như thế này”. 
Các quan chức Nga đến đây để điều hành những lĩnh vực hành chính thiết yếu như y tế, giáo dục, an ninh, thuế, tài chính… thống nhất với tiêu chuẩn của Moscow. Một cuộc điều tra dân số đã được tiến hành. Tám tháng sau khi Crimea được sáp nhập, việc Nga hóa nơi này đang được đẩy mạnh tối đa.
Những lá cờ Nga treo khắp các tòa nhà hành chính. Các tổng đài viên đều thay đổi, đồng phục cũng giống như ở Nga, mất gần một tháng để đồng hryvnia, đơn vị tiền tệ của Ukraine, bị thay thế hoàn toàn bởi đồng ruble và mất lâu hơn một chút để hộ chiếu Nga bắt đầu có hiệu lực và biển số xe được thay đổi. 
Một bộ phận dân chúng lên án những lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, một bộ phận lớn hơn thì ca tụng ông Vladimir Putin, một nhóm khác thì rất vui mừng chào đón “những người lịch sự” – vốn là những binh lính được trang bị đến răng và mặc đồ ngụy trang. Ngay cả cách diễn đạt, giờ đang thịnh hành ở Moscow, cũng bắt nguồn từ đây. Điều này liên quan tới những người lính Nga đến đây đóng quân hồi tháng 3 mà không có bất kì vụ đổ máu hay thậm chí dấu hiệu nào. Kể từ thời điểm đó, số lượng những người còn được biết đến là “người đàn ông xanh bé nhỏ” đã tăng lên gấp 3 lần.
Có quá nhiều dấu hiệu rõ ràng của sự thay đổi. Một bước tiến mới mẻ, thành công đang được tiến hành, mục tiêu của nó là thay đổi những giá trị cốt lõi tại Crimea và khiến việc kinh doanh phải tuân theo hệ thống kế toán mới.
 Cờ Nga bay tại quảng trường Lenin sau ngày công bố kết quả chưng cầu dân ý, tuyên bố Crimea sẽ sáp nhập vào Nga.
Dù có thân Nga hay không, nhiều người Crimea thực sự bối rối, họ phải đi lại rất nhiều giữa những cố vấn pháp luật và các cơ quan hành chính.
Chị Maria, 25 tuổi, người vừa mới mất việc tại công ty xuất nhập khẩu dầu mỏ lớn, cho biết: “Bây giờ ngày nào cũng phải xếp hàng rất nhiều: giấy khai sinh, giấy chứng nhận công dân, bằng lái xe và nhiều thứ khác”. Mẹ của Maria, bà Lena, một giáo viên người Nga mới tìm được vài sinh viên của mình qua Skype: “Tôi từng dạy ở trường đại học, nhưng việc này bay giờ là không thể”.
Một gia đình dấu tên đã từ chối chuyển quốc tịch Nga và chỉ có người ông chịu làm việc này để “cứu cả gia đình”. Những thủ tục này có thể khiến vài người buồn chán, nhưng với những người còn lại, chủ yếu là người Ukraine và người Tatars, đó còn là một nỗi lo lắng.
 Một người đàn ông dán biểu tượng củaNga đè lên của Ukraine trên biển số xe của mình
Mark Butovski, chủ một công ty chuyên về quảng cáo qua mạng, nói: “Mọi người đang cô hiểu chuyện gì đang diễn ra. Tiền nong là thứ phức tạp nhất, mỗi lần mua một thứ gì đó tôi lại tự hỏi liệu có phải nó đắt hơn trước hay không. Với tôi thì mọi chuyện vẫn khá suôn sẻ, nhưng nhiều người làm ăn nhỏ phải nhập khẩu nhiều thứ từ Ukraine, bất cú thứ gì từ cà chua đến áo khoác”.
Các công ty lớn của Nga cũng đã bắt đầu đổ bộ vào Crimea, nhưng để tránh lệnh trừng phạt, họ phải thay đổi tên và thương hiệu của mình nên có vẻ như không có bất kì liên hệ nào với công ty mẹ. Các cầu nối với Ukraine đều dần bị hủy bỏ. Sóng radio và TV từ Kiev đều bị chặn. Ở các trường học, không còn nhiều môn được học bằng tiếng Ukraine như trước kia, số các môn còn được giảm đi một nửa, bất chấp việc chính quyền mới nói rằng có “ba ngôn ngữ chính” gồm tiếng Nga, Ukraine và Tatar.
Anh Butovski vừa nói vừa thở dài: “Tôi sinh ra ở đây, làm việc ở đây, nhưng tôi không cảm thấy mình là người Nga hay người Ukraine. Tôi muốn nghĩ mình là người châu Âu nhưng thực tại khiến tôi phải có một cách sống khác. Tôi không có nhiều lựa chọn”. 
Phần lớn người dân tại Crimea là người Nga và đều bỏ phiếu đồng ý trong cuộc trưng cầu ý dân hồi tháng 3, ủng hộ nước Nga và tổng thống Putin. Số còn lại lại thấy như họ đang phải sống trong một “vùng đất bị xâm chiếm”.
Ông Georgui Nossan, một nông dân lại đổ lỗi cho vị chủ tịch Liên Xô cuối cùng vì đã khiến cho liên bang này tan rã dẫn đến tình cảnh ngày nay: “Tất cả đều là lỗi của Gorbachev… Hãy nhìn những gì xảy ra ở Ukraine bây giờ này. Thật đáng tiếc!”. 
Dù lương hưu đã được tăng lên, nhưng ông Nossan cũng không quan tâm, mà chỉ để ý đến những rắc rối trong việc đổi tiền và giá cả leo thang. Tuy nhiên, ông cũng vui vì Crimea lại một lần nữa là một phần của Nga. Lúc nào có máy bay Nga bay qua, ông Nossan đều vẫy mũ và nói to: “Chào Putin hộ tôi nhé”.
Ông Sergei Aksyonov, lãnh đạo mới của Crimea, là một cựu doanh nhân sinh ra ở Moldova chuyển đến đây năm 1989. Đến năm 2010, ông giữ chức vụ phó trưởng hội đồng cấp cao của Crimea và giờ đây là thủ tướng. Ông nói: “Chúng tôi đã nói và mong đợi ngày này suốt 20 năm nay” và khẳng định rằng trật tự đã được khôi phục. 
Tuy nhiên, ông Aksyonov không cho phép phóng viên vào phòng làm việc của mình luôn ở sát bên những vệ sĩ của mình. Ông cho biết: “Hàng tỷ đồng rúp sẽ được đổ vào ngân quỹ của Crimea, bao gồm 535 triệu USD dành cho Simferopol trong năm 2014. Tất cả đều yên ổn và mọi người đều hài lòng”.
Khi được hỏi về lực lượng quân ly khai, ông trả lời rằng họ là những người yêu nước và sẽ là lực lượng cảnh sát đô thị hợp pháp bắt đầu từ ngày 1/1/2015. 
Tới lúc đó, toàn bộ Crimea sẽ được dọn dẹp, ông Aksyonov nói: “Hai tuần trước, những người đứng đầu của các công ty dầu khí lớn đã bị sa thải, và cả giám đốc bệnh viện nữa. Hôm kia thì đến lượt công ty nước sạch, mà thực chất là có tất cả 90% giám đốc của các tổ chức trung ương. Tất cả bọn họ đều tự viết đơn xin từ chức cho mình”. Tất cả những điều này diễn ra là vì cuộc chiến chống tham nhũng mà không quan tâm đến việc xét xử.
Ông Sergei Aksyonov.
Anh Andrey Kiskov, 31 tuổi, một trong số ít những người hoạt động vì quyền con người, không hoàn toàn đồng ý với việc làm này. 
Trên quan điểm cá nhân, anh nói: “Họ đang bị ép buộc phải quốc hữu hóa các nhà ga, nhà máy và thị trường vốn thuộc về Ukraine, được sự trợ giúp của các tay súng trong trang phục bình thường và các tổ chức bán quân sự không có nền tảng pháp lý. Một đạo luật mới yêu cầu các công ty tự lập về chiến lược, như phim trường Yalta, bị mua lại. Nhưng không ai hiểu vì sao”.
Yalta, khu vực nằm bên bờ Biển Đen, nổi tiếng từ cuộc hội nghị năm 1945 giữa các lãnh đạo Stalin, Roosevelt và Churchill đã vẽ lại bản đồ châu Âu, đã lại nổi tiếng. 
Những trường quay được xây dựng sau cuộc Cách mạng Nga năm 1917 và trải rộng hơn 30ha, đã bị đổi chủ. Người điều hành trước đó bị coi là “không thể hoàn thành nhiệm vụ thu hút đầu tư”, theo lời người đứng đầu hội đồng, ông Andrey Rostenko vừa được chỉ định 2 tháng trước. 
Tại đây, các quan chức Nga làm việc quá chăm chỉ. Các dịch vụ công đều đang được tu sửa một cách toàn diện, với các vị trí nhân viên đều được thay thế và số lượng các ủy viên hội đồng đã bị cắt giảm từ 280 xuống 28. Ông Rostenko tự tin rằng: “Trong sáu tháng vừa qua chúng tôi nhận được tiền trợ cấp từ Nga nhiều hơn cả 20 năm thuộc chủ quyền Ukraine. Và nếu điều này vẫn chưa ràng ngay lập tức, thì đó là vì chúng tôi bắt đầu với công tác viễn thông trước”.
Tuy nhiên, 1/5 dân số Yalta không hề phản hồi những người làm công tác dân số. Illona và Sehrii Dorochenko, cho biết họ là “người Ukraine, trong hành động”. Như nhiều gia đình khác, họ đều có mối quan hệ với cả Ukraine và Nga, nhưng sự sáp nhập này làm họ buồn chán. Chị Illona hiện đang viết Biên niên sử của lãnh thổ Crimea của Nga trên Facebook. Cô miêu tả mọi thứ: “giá thịt cá tăng, biên giới giả với Ukraine, và cả những cụ già buộc phải đi tàu đến từ Nga để du lịch nhằm cứu vãn ngành du lịch ở đây. Cô luôn không dám đi khỏi nhà quá xa, bởi lẽ Nga có đạo luật liên bang được thi hành vào hồi tháng 5, nói rằng bất cứ hành động nào chống lại “sự thống nhất của nước Nga” đều bị xem là “khủng bố”.
Phong Đức

Bình luận(2)

Minh Hiền

Thien han thai binh

Gui bucsuc! Toi thay ban khong tao lao chut nao vi ban qua tao lao. Toi ton trong y kien cua ban nhung hay to ra la nguoi hieu biet khi binh luan mot van de gi do. Neu cam thay kien thuc ve lich su the gioi thoi can dai thi ban nen tham khao qua tai lieu, sach bao va internet nha. Chuc ban khoe va thong minh hon chu nhu gio ban kem qua!

Minh Hiền

bucsuc

da cong nhan la nuoc cua nguoi ta sao lai lay co bao ve nguoi nga lay nuoc cua nguoi ta that la tao lao vay thi phai than trong voi thang nga mai mot gi no dem nguoi nga qua o cam ranh chac no lay cam ranh luon coi chung thang tao lao nay