Triều Tiên “mặc cả” điều kiện đàm phán

Google News

(Kiến Thức) - Có nhiều dấu hiệu cho thấy cả Mỹ lần Triều Tiên đang xuống thang và mặc cả với nhau về các điều kiện nối lại đàm phán. 

 Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Pak Ui-chun.

Hãng thông tấn nhà nước KCNA dẫn lời Bộ Ngoại giao Triều Tiên ngày 16/4 tuyên bố: “CHDCND Triều Tiên không phản đối đối thoại nhưng không nghĩ đến việc ngồi vào bàn đàm phán nhục nhã với những kẻ khua chiếc gậy hạt nhân”.

Tuyên bố này là phản ứng rõ ràng nhất để đối với đề nghị đàm phán gần đây của Mỹ nhằm giảm bớt căng thẳng leo cao. Nó cũng báo hiệu Bình Nhưỡng có thể cố gắng để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho bản thân trong việc việc nối lại các cuộc đàm phán có thể.

Trong chuyến đi tới Đông Bắc Á tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng Washington đang chuẩn bị đối thoại với Bình Nhưỡng, nếu Triều Tiên cho thấy thái độ nghiêm túc về phi hạt nhân hóa. Trước đó, Tổng thống Park Geun-hye cũng tuyên bố rằng Hàn Quốc sẽ nói chuyện với Triều Tiên như một phần của nỗ lực xây dựng lòng tin.

Cáo buộc Mỹ “gắp lửa bỏ tay người”, Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói: “Gần đây các quan chức cấp cao Mỹ đang đua nhau nói về đối thoại. Đây là một mưu đồ xảo quyệt để trốn tránh trách nhiệm về sự căng thẳng trước một cuộc chiến tranh bằng cách giả vờ để kiềm chế các hành động quân sự và ủng hộ đối thoại”. Bộ này mô tả  đề nghị đối thoại của Mỹ chẳng khác gì “một tên cướp gọi điện thoại đàm phán trong khi vung vẩy khẩu súng trên tay”.

Bộ Ngoại giao Triều Tiên tuyên bố: “Đối thoại phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và bình đẳng. Đây là lập trường nhất quán của CHDCND Triều Tiên. Đối thoại thực sự chỉ có thể có vào thời điểm mà CHDCND Triều Tiên đã có vũ khí hạt nhân đủ sức răn đe các mối đe dọa của Mỹ về chiến tranh hạt nhân và Mỹ phải rút lại  chính sách thù địch, đe dọa hạt nhân và tống tiền trước đây”. Tuyên bố trên nói tiếp:  “CHDCND Triều Tiên sẽ tăng cường các biện pháp quân sự tự vệ, trừ khi Mỹ  chấm dứt cuộc tập trận chiến tranh hạt nhân và rút tất cả các vũ khí chuẩn bị chiến tranh xâm lược”.

Các nhà phân tích cho rằng có một sự khác biệt lớn giữa Bình Nhưỡng và Washington về những gì cần được thảo luận, nếu các cuộc đàm phán được nối lại.  Hai bên dường như đang “mặc cả” về các điều kiện để bắt đầu đàm phán sau khi đã “nắn gân nhau” trong những tuần qua.

Nhà phân tích Larry Niksch làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nói: “Chính quyền Obama đã tìm kiếm nhiều cơ hội để đàm phán với Bắc Triều Tiên. Nếu Trung Quốc thúc ép (Triều Tiên) mạnh hơn về việc nối lại vòng đàm phán sáu bên mới, Kerry có thể sẽ thuyết phục chính quyền Obama chấp nhận đề nghị của Trung Quốc. Kerry cũng bóng gió rằng ông có thể tìm cách gửi một đặc phái viên Mỹ đến Triều Tiên. Vì vậy, có thể có một vòng đàm phán hạt nhân Mỹ-Bắc Triều Tiên vào cuối năm nay”.

Tuy nhiên, nhà phân tích Larry Niksch  Niksch bày tỏ hoài nghi về việc   các cuộc đàm phán có thể mang lại bất kỳ kết quả tích cực nào.

TIN LIÊN QUAN:








ĐANG ĐỌC NHIỀU:





Lê Chân (theo Yonhap)

Bình luận(0)