Bản báo cáo “Tương lai bị đánh cắp: Hồi chuông bí ẩn về các thương vong ở trẻ em Syria” (do nhóm nghiên cứu có trụ sở ở London Oxford Research Group thực hiện) phân tích các dữ liệu trong khoảng thời gian từ tháng 3/2011 cho tới tháng 8/2013 với sự giúp đỡ của các nhóm dân sự ở Syria trong việc thu thập số liệu điều tra.
|
Những trẻ em vô tội ở Aleppo hồn nhiên vui đùa cùng nhau giữa khung cảnh bom đạn đổ nát.
|
Cụ thể trong số 11.420 trẻ em xấu số tuổi từ 17 trở xuống, 389 em là mục tiêu của lính bắn tỉa. Ngoài ra, có khoảng 764 em bị hành quyết và hơn 100 em (bao gồm trẻ sơ sinh) đã bị tra tấn. Đặc biệt, các bé trai trong độ tuổi từ 13-17 là nạn nhân chính trong các vụ bắn tỉa. Thành phố Aleppo là nơi ghi nhận số lượng trẻ em tử vong cao nhất ở Syria với 2.223 trường hợp được ghi nhận.
|
Tang lễ của một trẻ nhỏ ở Damascus.
|
“Các trẻ em bị đánh bom ở ngay trong nhà, hay trong cộng đồng sinh sống. Hơn thế, chúng còn trở thành bia đỡ đạn, làm mục tiêu của lính bắn tỉa”, đồng tác giả của báo cáo trên, Hana Salama cho biết.
|
Hai mẹ con người Syria xin ăn ở đường phố Beirut.
|
“Còn quá sớm để nhận xét các số liệu công bố là cao hay thấp, bởi chúng tôi chỉ xem xét trong một khoảng thời gian ngắn các trường hợp trẻ em bị tử vong đã xác định tên tuổi”, bà Hana phát biểu.
|
Nhiều gia đình Syria sinh sống ở các trại tị nạn để tránh cuộc nội chiến.
|
Cuộc xung đột ở Syria đã gây nên “một hiệu ứng thảm họa” đối với trẻ em ở nước này. Đồng thời, bản báo cáo kêu gọi các bên không nên nhắm dân thường hay các tòa nhà dân sự làm mục tiêu. Trong số các kiến nghị nêu ra, nhóm nghiên cứu Oxford Research Group khẩn thiết yêu cầu các nhà chức trách bảo vệ các nhà báo.