Theo CNN, các nhà tổ chức cho biết, gần 2 triệu người mặc áo đen đã tham gia vào cuộc biểu tình ở Hong Kong cuối tuần qua nhằm yêu cầu Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) phải xin lỗi và từ chức. Ảnh: CNN.Trong khi đó, cảnh sát Hong Kong cho biết khoảng 338.000 người biểu tình đã đổ ra các tuyến đường chính chiều 16/6.Đây là cuộc biểu tình thứ 3 trong tuần nhằm phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc ở Hong Kong và cũng là cuộc tuần hành có quy mô lớn nhất tại đặc khu này trong 22 năm qua.Cuộc tuần hành ngày 16/6 diễn ra hoà bình với quy mô lớn hơn nhiều so với cuộc biểu tình trước đó. Những người biểu tình mang theo biểu ngữ yêu cầu chính quyền hủy bỏ hoàn toàn dự luật, cũng như Đặc khu trưởng phải từ chức và xin lỗi.Trước sức ép từ phía người biểu tình, Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam đã gửi lời xin lỗi tới toàn thể người dân Hong Kong tối 16/6."Trưởng đặc khu thừa nhận thiếu sót trong công việc của chính quyền đã dẫn tới những tranh cãi và mâu thuẫn đáng kể trong xã hội, khiến người dân cảm thấy buồn và thất vọng. Trưởng đặc khu xin lỗi người dân Hong Kong vì điều này và cam kết sẽ có thái độ khiêm tốn, chân thành nhất để chấp nhận những lời phê bình và cải thiện trong việc phục vụ người dân", trích tuyên bố xin lỗi của bà Lâm.Trước đó, ngày 15/6, chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong đã ra thông báo hoãn vô thời hạn dự thảo luật dẫn độ sang Trung Quốc.Trong một thắng lợi khác dành cho người biểu tình Hồng Kông, chính quyền đã phải thả nhà hoạt động Joshua Wong, 22 tuổi, người bị bỏ tù vì vai trò tổ chức phong trào biểu tình đòi dân chủ hồi năm 2014.Tuy nhiên, theo CNN, hiện chưa rõ lời xin lỗi vừa qua của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga có đủ để xoa dịu những người dân Hong Kong đang cảm thấy vô cùng thất vọng hay không.Được biết, sáng 17/6, hàng trăm người biểu tình vẫn tập trung bên ngoài trụ sở chính quyền ở quận Admiralty, Hong Kong.Người biểu tình cho rằng lời xin lỗi của bà Lâm không chân thành, và tiếp tục yêu cầu chính quyền xóa bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ hoặc bà phải từ chức. Mời độc giả xem thêm video về cuộc biểu tình ở Hong Kong (Nguồn: The Guardian)
Theo CNN, các nhà tổ chức cho biết, gần 2 triệu người mặc áo đen đã tham gia vào cuộc biểu tình ở Hong Kong cuối tuần qua nhằm yêu cầu Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) phải xin lỗi và từ chức. Ảnh: CNN.
Trong khi đó, cảnh sát Hong Kong cho biết khoảng 338.000 người biểu tình đã đổ ra các tuyến đường chính chiều 16/6.
Đây là cuộc biểu tình thứ 3 trong tuần nhằm phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc ở Hong Kong và cũng là cuộc tuần hành có quy mô lớn nhất tại đặc khu này trong 22 năm qua.
Cuộc tuần hành ngày 16/6 diễn ra hoà bình với quy mô lớn hơn nhiều so với cuộc biểu tình trước đó. Những người biểu tình mang theo biểu ngữ yêu cầu chính quyền hủy bỏ hoàn toàn dự luật, cũng như Đặc khu trưởng phải từ chức và xin lỗi.
Trước sức ép từ phía người biểu tình, Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam đã gửi lời xin lỗi tới toàn thể người dân Hong Kong tối 16/6.
"Trưởng đặc khu thừa nhận thiếu sót trong công việc của chính quyền đã dẫn tới những tranh cãi và mâu thuẫn đáng kể trong xã hội, khiến người dân cảm thấy buồn và thất vọng. Trưởng đặc khu xin lỗi người dân Hong Kong vì điều này và cam kết sẽ có thái độ khiêm tốn, chân thành nhất để chấp nhận những lời phê bình và cải thiện trong việc phục vụ người dân", trích tuyên bố xin lỗi của bà Lâm.
Trước đó, ngày 15/6, chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong đã ra thông báo hoãn vô thời hạn dự thảo luật dẫn độ sang Trung Quốc.
Trong một thắng lợi khác dành cho người biểu tình Hồng Kông, chính quyền đã phải thả nhà hoạt động Joshua Wong, 22 tuổi, người bị bỏ tù vì vai trò tổ chức phong trào biểu tình đòi dân chủ hồi năm 2014.
Tuy nhiên, theo CNN, hiện chưa rõ lời xin lỗi vừa qua của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga có đủ để xoa dịu những người dân Hong Kong đang cảm thấy vô cùng thất vọng hay không.
Được biết, sáng 17/6, hàng trăm người biểu tình vẫn tập trung bên ngoài trụ sở chính quyền ở quận Admiralty, Hong Kong.
Người biểu tình cho rằng lời xin lỗi của bà Lâm không chân thành, và tiếp tục yêu cầu chính quyền xóa bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ hoặc bà phải từ chức.
Mời độc giả xem thêm video về cuộc biểu tình ở Hong Kong (Nguồn: The Guardian)