Video Trung Quốc tịch thu 2 tấn tiền trong nhà quan tham (Nguồn video VTC1):
Trước kia, pháp luật Trung Quốc quy định rằng, nếu nhận hối lộ số tiền tổng cộng là 100.000 NDT thì quan chức nước này sẽ chịu hình phạt cao nhất là tử hình.
Còn hiện tại, nếu nhận số tiền hối lộ từ 1,5 triệu NDT-3 triệu NDT (bao gồm biến thủ quỹ hỗ trợ thiên tai, biến thủ tiền cho các hoạt động bất hợp pháp hoặc từ chối bàn giao các quỹ trái phép) thì các quan tham Trung Quốc mới có thể đối mặt với án tử hình.
|
Chu Vĩnh Khang trong ngày hầu tòa.
|
Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã hợp tác cùng nhau để đưa ra quy định sửa đổi trên vào Bộ Luật Hình sự hiện hành ở Trung Quốc kể từ năm năm 1997 vốn chịu nhiều chỉ trích vì lạc hậu.
Trong những năm gần đây, có rất ít án tử hình được thực thi đối với các quan chức cấp cao tham nhũng ở Trung Quốc. Thay vào đó, những tội phạm này có thể nhận án tử hình treo trong vòng 2 năm. Án tử hình treo này sau đó có thể giảm xuống còn tù chung thân nếu tội phạm không mắc thêm các tội khác trong thời gian án treo. Chưa kể, tù chung thân cũng có thể được giảm án.
Đơn cử, năm 2013, Tòa án nhân dân Trung cấp Bắc Kinh kết án tử hình treo đối với cựu Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc Liu Zhijun, người nhận 60 triệu NDT tiền hối lộ trong thời gian còn đương chức. Tuy nhiên, mức án này sau đó đã được giảm xuống còn án tù chung thân vào năm ngoái.
Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang bị tuyên án tù chung thân vào hồi tháng 6/2016 do nhận hối lộ 129 triệu NDT.
Quy định sửa đổi này cũng tạo ra ngưỡng mới cho việc truy tố các quan chức Trung Quốc bị nghi ngờ tham nhũng, nhận hối lộ. Cụ thể, những công chức Trung Quốc bị nghi ngờ nhận số tiền hối lộ tổng là 30.000 NDT hoặc hơn có thể sẽ bị truy tố. Còn ai bị nghi ngờ biển thủ hoặc nhận hối lộ 10.000 NDT hoặc hơn có thể phải hầu tòa nếu vụ án đó xuất hiện có hành vi phạm tội “tương đối nghiêm trọng”.
Trước đó, Bộ Luật hình sự của Trung Quốc quy định ngưỡng truy tố các quan chức sẽ là khi họ nhận số tiền hối lộ 5.000 NDT hoặc hơn.
Zhao Zhengbin, một luật sư chuyên tham gia các vụ án nhận hối lộ và biển thủ công quỹ, cho biết, việc sửa đổi lần này có thể giúp tòa án đưa ra các bản án thực tế và linh hoạt hơn.
“Các tòa án tối cao cấp tỉnh giờ có thể điều chỉnh một cách hợp lý sao cho phù hợp với sự phát triển kinh tế của địa phương”, Zhao nói.