“Do khác biệt về chính trị và văn hóa nên tình hình ở khu vực Donetsk cần phải xem xét riêng biệt một cách kĩ lưỡng. Nó không hoàn toàn giống với những gì đã xảy ra ở Crimea hay ở thành phố cảng Sevastopol”, thành viên Hội đồng Liên bang (tức Thượng viên Nga) Ilyas Ukhmanov cho biết.
Trước đó cùng ngày, hội đồng nhân dân khu vực Donetsk (được thành lập bởi những người biểu tình ủng hộ liên bang hóa) tuyên bố kế hoạch tiến hành cuộc trưng cầu dân ý vào giữa tháng 5. Thông qua cuộc trưng cầu này, họ kêu gọi thành lập nước Cộng hòa Donetsk ly khai và sau đó có thể nộp đơn xin sáp nhập vào Liên bang Nga.
|
Hàng ngàn người biểu tình ở Donetsk vào hôm 6/4.
|
“Nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk sắp thành lập sẽ có biên giới hành chính ở khu vực Donetsk hiện nay. Quyết định này lập tức có hiệu lực sau cuộc trưng cầu”, một lãnh đạo của hội đồng cho hay.
Ông Ukhamanov nhấn mạnh, những sự kiện ở Ukraine lè kết quả của những mâu thuẫn giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Ngoài ra, ỏ mặt khác, chúng còn thể hiện bản chất thông nhất của dân tộc Ukraine khi “không cho phép các dân tộc thiểu số hay đại diện các tôn giáo khác phát triển”.
Nhà lập pháp này còn lưu ý rằng, các cuộc biểu tình khắp miền đông nam Ukraine là “phản ứng tự nhiên đối vói sự phẫn nộ” trải dài trên cả nước.
“Mong muốn tiến hành trưng cầu dân ý và thực hiện quyền tự quyết là một tín hiệu khác dành cho chính quyền hiện thời ở Kiev. Điều này càng làm dấy lên yêu cầu cải cách hiến pháp nếu người Ukraine muốn bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ”, ông Ukhmanov nói thêm.
Tháng trước, Crimea và thành phố cảng Sevastopol đã sáp nhập vào Liên bang Nga sau cuộc trưng cầu dân ý với tỷ lệ hơn 96%.cử trị ủng hộ tái thống nhất với Nga. Sau đó, Tổng thống Putin đã khẳng định, cuộc trưng cầu này hoàn toàn tuân thủ đầy đủ Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế.