Ông James Clapper gọi đó là một bước lùi trong sự hợp tác Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ.
Phát biểu tại một diễn đàn an ninh ở Aspen (Colorado) hôm 28/7, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper kêu ca rằng nhiều quan chức Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống cái gọi là "Nhà nước Hồi giáo" (IS) đã " bị thanh trừng hoặc bị bắt”.
Mỹ “quan ngại" về chiến dịch thanh trừng Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ
Sau cuộc đảo chính thất bại cách đây hai tuần, Tổng thống Reccep Tayyip Erdogan đã trấn áp thẳng tay những người bất đồng chính kiến, với việc bắt giữ hơn 15.800 người - trong đó có 10.000 quân nhân.
|
Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper: Thổ Nhĩ Kỳ đang cản trở cuộc chiến chống IS. Ảnh AP |
Giám đốc tình báo James Clapper nói chiến dịch thanh trừng hiện nay "đã ảnh hưởng đến tất cả các phân đoạn của bộ máy An ninh quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là một bước lùi và gây khó khăn cho sự hợp tác của chúng tôi với người Thổ Nhĩ Kỳ”.
Thổ Nhĩ Kỳ chứa chấp binh sĩ và chiến đấu cơ Mỹ tại Incirlik, một căn cứ không quân NATO. Đây cũng là nơi Mỹ lắp đặt thiết bị nghe trộm và là căn cứ của CIA hỗ trợ cái gọi là lực lượng nổi dậy Syria “ôn hòa”.
Cũng phát biểu tại diễn đàn nói trên, Tư lệnh Bộ chỉ huy Trung tâm (CENCOM) của Mỹ, Đại tướng Joseph Votel nói rằng nhiều người bị Tổng thống Erdogan tình nghi đang bị giam giữ trong tù.
Tướng Votel nói thêm rằng ông lo ngại nhiều hơn về những tác động "dài hạn" của âm mưu đảo chính và chiến dịch thanh trừng ở Thổ Nhĩ Kỳ đến các hoạt động chống khủng bố của Mỹ ở Trung Đông.
Theo tướng Vogel, ngoài vấn đề Căn cứ không quân Incirlik, còn có nhiều "xích mích" trong quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Tổng thống Erdogan muốn kiểm soát trực tiếp quân đội Thổ Nhĩ Kỳ
Phát ngôn viên của Tổng thống Erdogan, ông Ibrahim Kalin, cho biết ông Erdogan muốn Các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ và Cơ quan tình báo quốc gia được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của tổng thống.
|
Tổng thống Erdogan muốn Các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ và Cơ quan tình báo quốc gia được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của ông. Ảnh Daily Times |
Phương tiện truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết một sự thay đổi như vậy sẽ đòi hỏi phải sửa đổi hiến pháp và Tổng thống Erdogan đang tìm kiếm sự hỗ trợ phe đối lập trong quốc hội.
Chính phủ Erdogan cũng cáo buộc Sunni giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen – đang sống lưu vong ở Mỹ - và những người theo Phong trào Hizmet - đứng đằng sau cuộc đảo chính quân sự thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ. Giáo sĩ Gulen đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc này.
Phía Mỹ đã phản ứng thận trọng trước yêu cầu của Tổng thống Erdogan dẫn độ giáo sĩ 75-tuổi này Thổ Nhĩ Kỳ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby 28/7 cho biết Mỹ "quan ngại sâu sắc"trước những báo cáo mới nhất về việc Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa nhiều cơ quan truyền thông và tòa soạn báo.