Theo đó, viên Thiếu tá Benson đã dẫn lại phát biểu của Tư lệnh sắp nhậm chức Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), Đô đốc Harry B. Harris trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ hồi cuối năm 2014. Cụ thể, Đô đốc Harris nói rằng: “Sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc quân sự và kinh tế, và đặc biệt là sự hiện đại hóa quân đội nhanh chóng cùng hành vi gây hấn của họ với các nước láng giềng khu vực, đã đặt ra cho chúng ta những cơ hội và thách thức cần phải được giải quyết một cách hiệu quả. Đó là một trong những thách thức lâu dài nhất của chúng ta”.
|
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), Đô đốc Harry B. Harris (áo xanh) xuất hiện cùng Chỉ huy Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản Kazutaka Sugimotoa ngày 6/2/2015.
|
Do vậy, Thiếu tá Benson đưa ra đề xuất rằng, nhằm đối phó với thách thức đó, Hải quân Mỹ nên lập ra
Trung tâm Hoạt động Hàng hải Quốc tế (IMOC) đặt trụ sở ở Indonesia.
Trung tâm này sẽ là sự thể hiện bằng thực tế trước các cam kết của Washington đối với các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. IMOC sẽ giám sát các diễn biến ở Biển Đông và Ấn Độ Dương nhằm đối phó với sự lớn mạnh của Trung Quốc.
Trong khi đó, theo ông Benson, Hải quân Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) đã không ngừng tăng cường các nỗ lực chế tạo tàu ngầm và tàu chiến.
Chưa kể, tới năm 2020, theo một số nguồn tin, PLAN sẽ triển khai gấp đôi số lượng tàu ngầm ở châu Á-Thái Bình Dương, cao hơn so với 60% số tàu ngầm mà Mỹ dự kiến điều tới vùng này. Cùng với đó, PLAN cũng không ngừng tăng cường các hoạt động ở Ấn Độ Dương và Biển Đông.
Theo chia sẻ của ông Benson, IMOC sẽ đóng vai trò là cầu nối quan trọng để tăng cường các mối quan hệ hàng hải với Ấn Độ, Indonesia và lực lượng hàng hải của các quốc gia Đông Nam Á khác.