Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) là lực lượng hải quân có năng lực cao. Lực lượng này sở hữu công nghệ tiên tiến, giàu kinh nghiệmvà được đào tạo tốt. Tuy nhiên, về lâu dài, lực lượng JMSDF và Cảnh sát biển Nhật Bản (JCG) - cơ quan thực thi nguyên tắc của Tokyo về luật biển - đang ở thế tương đối bất lợi nếu nhìn vào chương trình hiện đại hóa vũ khí hải quân của Trung Quốc.
|
Trung Quốc tự tin với vũ khí khủng "khủng": tên lửa DF-21D. |
Theo Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế, chi tiêu trong lĩnh vực quân sự của Trung Quốc đã tăng từ 28% năm 2010 lên con số 38% năm 2014 với tổng giá trị 129.,4 tỉ USD. Ngược lại tại Nhật, chi tiêu quân sự đã giảm từ 20% năm 2010 xuống dưới 14% năm 2014, khiến ngân sách quốc phòng của Tokyo chỉ còn 47,7 tỉ USD.
Với sự suy giảm tương đối rõ ràng của Tokyo trong đầu tư quân sự, vậy thì chiến lược tốt nhất của Nhật Bản với Trung Quốc trong những năm tới là gì?
Theo ông Toshi Yoshihara, nước Nhật sẽ đối phó với Trung Quốc bằng chiến thuật gậy ông đập lưng ông. Nói ngắn gọn thì Nhật sẽ triển khai chính chiến thuật A2/AD (chống tiếp cận và chống thâm nhập khu vực) của Trung Quốc mà theo đó Nhật Bản sẽ đóng vai trò như là một người gác cổng với những vùng biển mở ở Thái Bình Dương và sẽ xoay quanh việc khai thác lợi thế địa lý của Nhật Bản đối với Trung Quốc bằng cách khéo léo triển khai JMSDF dọc theo chuỗi đảo Ryukyu nhằm kiềm chế Trung Quốc ở Biển Hoa Đông cho đến khi Hải quân Mỹ và hải quân các nước đồng minh khác có thể triển khai toàn bộ sức mạnh.
|
Tàu ngầm lớp Soryu của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản. |
Ông Bernard D. Cole, trong cuốn sách của mình có tên gọi: Chiến lược hàng hải châu Á – qua vùng biển hỗn loạn (Asian Maritime Strategies – Navigating Troubled Waters), đã đưa ra lập luận: Mặc dù chưa công bố chính thức nhưng Nhật cơ bản đã sẵn sàng theo đuổi chiến lược A2/AD. Mấu chốt của chiến lược A2/AD là chiến tranh dưới mặt biển, mà theo đó hứa hẹn đây sẽ là một công cụ hữu hiệu để đấu lại khả năng chống tàu ngầm yếu kém của Trung Quốc như được nêu trong một báo cáo gần đây.
Tàu ngầm là tàu chiến chủ lực của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản. Trong năm 2010, Hải quân Nhật Bản đã thông báo sẽ tăng hạm đội tàu ngầm từ 16 lên 22 tàu. Xương sống của hạm đội mới sẽ là 10 tàu ngầm lớp Soryu (tàu ngầm điện-diesel - phiên bản cải tiến từ tàu ngầm lớp Oyashio), 5 trong số đó đã sẵn sàng phục vụ, số còn lại sẽ được đưa vào vận hành trong năm 2019. Tàu ngầm lớp Soryu là một trong những tàu ngầm diesel lớn nhất và sở hữu công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. Ngoài ra, JMSDF vẫn tiếp tục sử dụng tàu ngầm lớp Oyashio.
"Để tuần tra các khu vực dọc phía tây nam Nhật Bản, người ta ước tính rằng cần ít nhất 8 tàu (6 cho các chuỗi đảo Okinawa và 2 cho kênh Bashi). Thông thường, một chiếc tàu cần 2 chiếc khác đi kèm để phục vụ cho mục đích huấn luyện và bảo trì. Vì vậy, một hạm đội tàu ngầm gồm 24 chiếc là lý tưởng, nhưng một hạm đội với số lượng 22 chiếc hoạt động linh hoạt hơn so với 16 tàu hiện tại", ông Tetsuo Kotani, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Quan hệ Quốc tế Nhật Bản, tóm tắt trong một bài báo năm 2014.
|
Tàu khu trục khổng lồ lớp Izumo (tàu khu trục lớp 22DDH) của Nhật Bản. |
Có những dấu hiệu cho rằng Nhật Bản đang ngầm theo đuổi chiến lược A2/AD. 2 tàu khu trục khổng lồ lớp Izumo mang theo trực thăng (còn gọi là tàu khu trục lớp 22DDH) mới với trọng trọng lượng rẽ nước 20.000 tấn, và có khả năng mang theo 15 máy bay trực thăng, sẽ tăng cường khả năng tác chiến chống tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc và giám sát khu vực biên giới, và cũng có thể được sử dụng để vận chuyển binh đến quần đảo Ryukyu. Ngoài ra, Tokyo có kế hoạch tăng cường thêm 20 máy bay tuần tra trên biển Kawasaki P-1 có khả năng tiến hành chiến tranh chống tàu ngầm vào kho vũ khí hải quân của mình. Đến cuối năm 2020, Nhật cũng có kế hoạch tăng gấp đôi số tàu khu trục Aegis từ 4 thành 8, và có khả năng còn bổ sung thêm 2 tàu nữa sau năm 2020. Các tàu khu trục sẽ tăng cường khả năng chống cuộc chiến trên không của JMSDF - một thành phần quan trọng của chiến lược A2/AD.
Ngoài ra, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có kế hoạch bổ sung thêm ít nhất 2 tàu cho hạm đội 27 tàu quét mìn hiện tại. Nhật Bản sở hữu số lượng lớn thủy lôi tinh vi, một số còn được thiết kế đặc biệt nhắm vào mục tiêu các tàu đi qua vùng biển hẹp.
|
Máy bay tuần tra săn ngầm P-1 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. |
Câu hỏi lớn đặt ra là liệu Hải quân Trung Quốc có trở thành mối đe dọa cho Nhật Bản đến mức nước Nhật phải kéo tất cả các nguồn lực vào việc thực hiện một cách toàn diện “chiến lược A2/AD chống Hải quân Trung Quốc" hay không? Vào thời điểm hiện tại thì câu trả lời rõ ràng là không. Trong cuộc chiến, chiến lược A2/AD có thể giúp Nhật ngăn chặn Hải quân Trung Quốc thoát ra khỏi cổ chai Biển Hoa Đông, nhưng lại giúp rất ít cho các vấn đề hàng hải khác như: giải quyết tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku), việc ngăn chặn mối đe dọa từ Triều Tiên, hoặc hoàn thành các nhiệm vụ của JMSDF để bảo vệ đường biển trong khu vực giao thông (Tokyo, đảo Guam của Mỹ, tam giác Đài Loan), mà theo đó trên thực tế, là trách nhiệm của Tokyo dưới hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ - nền tảng của an ninh của đất nước.
Bảo vệ đường biển trong khu vực giao thông đòi hỏi các kỹ năng hơn là chiến lược A2/AD và "đòi hỏi sự thành thạo của cả cảnh sát biển và hải quân, từ công tác giám sát để chống lại các tên lửa đạn đạo", theo ông Bernard D Cole. Nếu ngân sách quốc phòng của Nhật Bản không tăng lên đáng kể, nước này sẽ phải chấp nhận thỏa hiệp. Tuy nhiên, với việc vận chuyển đường biển chiếm 99,7% thương mại của Nhật Bản, nước này không thể thỏa hiệp một chiến lược biển cân bằng và phù hợp.
Do đó, trong khi Nhật Bản một phần hiện đang ngầm theo đuổi chiến lược A2/AD thì nước này cũng cần phải cân bằng các mối đe dọa của Hải quân Trung Quốc với các mối đe dọa mới nổi khác và trách nhiệm hàng hải của một cường quốc trong khu vực. Mặc dù theo đuổi “chiến lược A2/AD chống Hải quân Trung Quốc" toàn diện có thể là cách nhanh nhất để giành chiến thắng trong cuộc đối đầu quân sự với Trung Quốc nhưng không chắc rằng chúng ta sẽ thấy một sự thay đổi lớn trong chiến lược trên biển của Nhật Bản trong tương lai gần.