Ngày 17/7/2014, chiếc máy bay Boeing 777 số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị nổ tung trên bầu trời miền Đông Ukraine, khi đang bay từ Amsterdam - Hà Lan đến Kuala Lumpur - Malaysia, làm toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Theo các báo cáo chính thức được đưa ra, trong ngày xảy ra thảm họa, MH17 đã hoạt động trong khu vực kiểm soát của hệ thống phòng không Buk của quân đội Ukraine. Ủy ban điều tra của Hà Lan xác định MH17 bị tên lửa bắn rơi và nghi ngờ thủ phạm là một hệ thống Buk trên mặt đất.
Đài BBC cho biết bộ phim tài liệu có tiêu đề “Các tài liệu bí mật: Ai bắn hạn MH17?”, sẽ được công chiếu vào ngày 3/5. Trong bộ phim tài liệu này, BBC đưa ra mọi thông tin, chứng cứ do nhiều nhân chứng cung cấp về việc máy bay tiêm kích của Ukraine phóng tên lửa bắn hạ máy bay của Malaysia.
|
Mảnh vỡ máy bay MH17 gặp nạn Ảnh: REUTERS |
|
Nhiều bằng chứng mới cho thấy khả năng máy bay chiến đấu Ukraine dùng tên lửa bắn hạ chiếc MH17. Ảnh: CORBIS |
Các nhân chứng cho biết họ nhìn thấy 2 máy bay chiến đấu của Ukraine trong vụ việc. “Đó là mùa hè, mùa thu gặt mùa màng. Chúng tôi nghe thấy một tiếng nổ. Ban đầu, chúng tôi đã nhìn thấy một đám khói đen và hai máy bay rất bé như nén bạc. Một chiếc đang bay thẳng và khi chúng tôi nghe thấy tiếng nổ, chiếc thứ hay bay vòng trở lại chỗ mà chúng tôi nhìn thấy nó trước đó”, nhân chứng Natasha Beronina nói.
Nhà báo điều tra người Đức Billy Six cho biết có 7 người trong số 100 nhân chứng nói với ông về việc máy bay chiến đấu Ukraine xuất hiện. “Một số người thậm chí còn nói họ nhìn thấy tên lửa bắn ra từ máy bay Ukraine. Nó giống như một đường vạch nhỏ trên bầu trời, xuyên qua các đám mây. Sau đó là tiếng nổ lớn vang lên” - ông Billy Six nói.
Ngoài ra, trong bộ phim tài liệu, BBC cũng phân tích khả năng có bàn tay đạo diễn của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) để đổi lỗi cho Nga. Đầu tháng 4, cảnh sát Ukraine bắt một người đàn ông bị tình nghi giết người đứng đầu cơ quan pháp y Oleksandr Ruvin. Ông bị bắn vào năm ngoái nhưng may mắn thoát chết. Giới chức tin rằng vụ bắn Ruvin có liên quan đến vai trò của ông trong cuộc điều tra MH17.
Trong khi đó, truyền thông Nga cáo buộc Đại úy, phi công Vladislav Voloshin của quân đội Ukraine là người bấm nút tên lửa bắn hạ MH17. Tuy nhiên, ông Voloshin phủ nhận cáo buộc này.
Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Six, ông Voloshin nói vào ngày MH17 bị bắn rơi, không quân Ukraine không thực hiện chuyến bay nào. Cho dù có xuất kích, các máy bay Ukraine không mang tên lửa không đối không mà chỉ dùng tên lửa không đối đất, nhằm diệt các mục tiêu ở dưới mặt đất.
Xem thêm video Mô phỏng chuyến bay bi thảm của MH17 do phía Hà Lan công bố trước đây. (Nguồn Daily Mail):