Nhiếp ảnh gia Mohan đã dành nhiều năm tâm huyết để hòa nhập với cuộc sống của bộ tộc huấn luyện đại bàng săn mồi ở vùng hẻo lánh Mông Cổ.Các hình ảnh về đời sống bộ tộc người Khazakh vốn có truyền thống nhiều đời huấn luyện đại bàngsăn mồi đều được lột tả trong bộ ảnh “Hunting with Eagles; In the realm of Mongolian Kazakhs".Ngày nay, chỉ có chừng 60 thợ huấn luyện đại bàng săn mồi ở vùng đất xa xôi đầy khắc nghiệt ở miền tây Mông Cổ.Thông thường, các thợ huấn luyện người Khazakh trực chờ lúc đại bàng mẹ rời tổ đi kiếm ăn để họ bắt những con đại bàng mái còn nhỏ về để đào tạo vì chúng hiếu chiến, nhanh nhạy hơn đại bàng trống.Ban đầu, những người huấn luyện sẽ dùng miếng da để bịt một bên mắt đại bàng. Điều quan trọng, những người Khazakh cần phải dạy các chú đại bàng này họ cách tiếp nhận nguồn thức ăn do chủ nhân đưa ra. Dần dần, một mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng giữa họ sẽ được hình thành.Theo anh Mohan, tất cả các thợ huấn luyện đại bàng săn mồi ở vùng núi cao Mông Cổ đều thú nhận rằng, nhiều lúc họ yêu quý các chú chim còn hơn cả vợ mình.Trong cuộc đời mình, mỗi người huấn luyện đã thuần chủng chừng 20 con đại bàng.Sau khi được huấn luyện, những con đại bàng mái trở thành những người săn mồi hữu hiệu, nhất là cáo hoặc sói. Chúng sẽ không tấn công người, gia súc như cừu, dê...Vào những ngày mùa đông có lúc xuống tới -40 độ C, những chủ nhân sẽ mang theo những chú đại bàng thuần chủng rong ruổi các vùng đất lạnh giá để săn mồi.Cận cảnh hành trình đi săn mồi của những người huấn luyện đại bàng.Sau chừng 6-8 năm gắn bó và phục vụ, vào một buổi sáng mùa xuân, người thợ săn sẽ thả chú đại bàng về với thiên nhiên. Họ còn để xác một con cừu trên núi làm món quà chia tay.Để tránh những ngày tháng mùa đông khắc nghiệt, nhiều người con của các thợ săn ở vùng núi Mông Cổ đã rời quê nhà tới Thủ đô Ulan Bator để tìm kiếm cơ hội việc làm. Bởi lẽ đó, truyền thống huấn luyện đại bàng săn mồi đang đứng trước nguy cơ bị mai một.
Nhiếp ảnh gia Mohan đã dành nhiều năm tâm huyết để hòa nhập với cuộc sống của bộ tộc huấn luyện đại bàng săn mồi ở vùng hẻo lánh Mông Cổ.
Các hình ảnh về đời sống bộ tộc người Khazakh vốn có truyền thống nhiều đời huấn luyện đại bàngsăn mồi đều được lột tả trong bộ ảnh “Hunting with Eagles; In the realm of Mongolian Kazakhs".
Ngày nay, chỉ có chừng 60 thợ huấn luyện đại bàng săn mồi ở vùng đất xa xôi đầy khắc nghiệt ở miền tây Mông Cổ.
Thông thường, các thợ huấn luyện người Khazakh trực chờ lúc đại bàng mẹ rời tổ đi kiếm ăn để họ bắt những con đại bàng mái còn nhỏ về để đào tạo vì chúng hiếu chiến, nhanh nhạy hơn đại bàng trống.
Ban đầu, những người huấn luyện sẽ dùng miếng da để bịt một bên mắt đại bàng. Điều quan trọng, những người Khazakh cần phải dạy các chú đại bàng này họ cách tiếp nhận nguồn thức ăn do chủ nhân đưa ra. Dần dần, một mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng giữa họ sẽ được hình thành.
Theo anh Mohan, tất cả các thợ huấn luyện đại bàng săn mồi ở vùng núi cao Mông Cổ đều thú nhận rằng, nhiều lúc họ yêu quý các chú chim còn hơn cả vợ mình.
Trong cuộc đời mình, mỗi người huấn luyện đã thuần chủng chừng 20 con đại bàng.
Sau khi được huấn luyện, những con đại bàng mái trở thành những người săn mồi hữu hiệu, nhất là cáo hoặc sói. Chúng sẽ không tấn công người, gia súc như cừu, dê...
Vào những ngày mùa đông có lúc xuống tới -40 độ C, những chủ nhân sẽ mang theo những chú đại bàng thuần chủng rong ruổi các vùng đất lạnh giá để săn mồi.
Cận cảnh hành trình đi săn mồi của những người huấn luyện đại bàng.
Sau chừng 6-8 năm gắn bó và phục vụ, vào một buổi sáng mùa xuân, người thợ săn sẽ thả chú đại bàng về với thiên nhiên. Họ còn để xác một con cừu trên núi làm món quà chia tay.
Để tránh những ngày tháng mùa đông khắc nghiệt, nhiều người con của các thợ săn ở vùng núi Mông Cổ đã rời quê nhà tới Thủ đô Ulan Bator để tìm kiếm cơ hội việc làm. Bởi lẽ đó, truyền thống huấn luyện đại bàng săn mồi đang đứng trước nguy cơ bị mai một.