Cơ quan Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đánh giá thảm họa hạt nhân Chernobyl ở cấp độ 7 theo thang INES. Đây cũng được coi là thảm họa do con người có mức độ nghiêm trọng nhất cho tới nay.Ước tính, thảm họa Chernobyl đã phát ra lượng phóng xa lớn gấp 100 lần so với hai quả bom nguyên tử được ném xuống hai thành phố ở Nhật Bản.Khi lò phản ứng phát nổ, một lượng phóng xạ lớn đã phát tán trong không khí và gây ra hiện tượng mưa hạt nhân bay xa tới tận Ireland, cách hiện trường vụ nổ hàng nghìn dặm.Khắc phục những hậu quả quanh vụ nổ lò phản ứng hạt nhân ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã tiêu tốn hàng trăm triệu USD trong suốt nhiều năm qua.Cuộc sống của hơn 800.000 người tham gia công tác ứng cứu ở nhà máy Chernobyl nhằm kiểm soát tình hình rò rỉ phóng xạ hiện đang ở bờ vực nguy hiểm. Chưa kể những di chứng để lại đối với nhiều thế hệ do bị phơi nhiễm phóng xạ.97% các chất phóng xạ vẫn nằm ở bên trong một vỏ bọc bê tông bao quanh lò phản ứng bị hỏng.Sau khi vụ nổ lò phản ứng xảy ra, nhiều người đã mắc các chứng bệnh ung thư. Trong diễn đàn về thảm họa hạt nhân trầm trọng này do Liên Hiệp Quốc chủ trì, các chuyên gia ước tính chừng 9.000 người đã tử vong bởi các căn bệnh ung thư do rò rỉ phóng xạ gây nên. Tuy nhiên, con số thống kê đó vẫn còn nhiều tranh cãi.Vẫn còn 200 tấn chất phóng xạ vẫn còn nằm bên trong các lò phản ứng ở nhà máy điện Chernobyl này. Điều này là một mối nguy hiểm cho bất cứ ai vào khu vực này.Phải mất gần 20 năm nhà chức trách mới hoàn tất việc đóng lò phản ứng cuối cùng ở Chernobyl. 14 năm sau vụ nổ, nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vẫn tiếp tục sản xuất điện. Nó chỉ đóng cửa hoàn toàn vào năm 2000 do sức ép của cộng đồng quốc tế.Các quan chức địa phương cho biết, có thể phải mất 100 năm thì nhà máy điện Chernobyl mới hoàn toàn bị vô hiệu hóa.
Cơ quan Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đánh giá thảm họa hạt nhân Chernobyl ở cấp độ 7 theo thang INES. Đây cũng được coi là thảm họa do con người có mức độ nghiêm trọng nhất cho tới nay.
Ước tính, thảm họa Chernobyl đã phát ra lượng phóng xa lớn gấp 100 lần so với hai quả bom nguyên tử được ném xuống hai thành phố ở Nhật Bản.
Khi lò phản ứng phát nổ, một lượng phóng xạ lớn đã phát tán trong không khí và gây ra hiện tượng mưa hạt nhân bay xa tới tận Ireland, cách hiện trường vụ nổ hàng nghìn dặm.
Khắc phục những hậu quả quanh vụ nổ lò phản ứng hạt nhân ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã tiêu tốn hàng trăm triệu USD trong suốt nhiều năm qua.
Cuộc sống của hơn 800.000 người tham gia công tác ứng cứu ở nhà máy Chernobyl nhằm kiểm soát tình hình rò rỉ phóng xạ hiện đang ở bờ vực nguy hiểm. Chưa kể những di chứng để lại đối với nhiều thế hệ do bị phơi nhiễm phóng xạ.
97% các chất phóng xạ vẫn nằm ở bên trong một vỏ bọc bê tông bao quanh lò phản ứng bị hỏng.
Sau khi vụ nổ lò phản ứng xảy ra, nhiều người đã mắc các chứng bệnh ung thư. Trong diễn đàn về thảm họa hạt nhân trầm trọng này do Liên Hiệp Quốc chủ trì, các chuyên gia ước tính chừng 9.000 người đã tử vong bởi các căn bệnh ung thư do rò rỉ phóng xạ gây nên. Tuy nhiên, con số thống kê đó vẫn còn nhiều tranh cãi.
Vẫn còn 200 tấn chất phóng xạ vẫn còn nằm bên trong các lò phản ứng ở nhà máy điện Chernobyl này. Điều này là một mối nguy hiểm cho bất cứ ai vào khu vực này.
Phải mất gần 20 năm nhà chức trách mới hoàn tất việc đóng lò phản ứng cuối cùng ở Chernobyl. 14 năm sau vụ nổ, nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vẫn tiếp tục sản xuất điện. Nó chỉ đóng cửa hoàn toàn vào năm 2000 do sức ép của cộng đồng quốc tế.
Các quan chức địa phương cho biết, có thể phải mất 100 năm thì nhà máy điện Chernobyl mới hoàn toàn bị vô hiệu hóa.