Tham vọng ngai vàng của nữ hoàng Cleopatra
Cleopatra là nữ hoàng Ai Cập nổi tiếng thế giới cổ đại. Sau khi vua cha qua đời, em trai của Cleopatra là Ptolemy XIII thừa kế ngai vàng. Sau đó, Cleopatra kết hôn với Ptolemy XIII trở thành người đồng cai trị Ai Cập. Triều đại Ptolemy là một trong những vương triều có bí mật kinh thiên của gia đình hoàng tộc.
Cuộc hôn nhân cận huyết của nữ hoàng Cleopatra vô cùng phổ biến thời đó vì quan niệm muốn dòng máu hoàng gia không bị vấy bẩn và luôn nắm giữ quyền lực tối cao. Tuy nhiên, tham vọng của nữ hoàng Cleopatra đã đe dọa đến Ptolemy XIII nên vị vua Ai Cập này đã bắt chị gái sống lưu vong.
|
Nữ hoàng Cleopatra đã cuốn vào vòng xoáy tranh giành vương quyền. |
Vì vậy, nữ hoàng Cleopatra liên minh với Julius Caesar, chiếm lại ngai vàng cùng với em trai khác của cô là Ptolemy XIV. Tuy nhiên, sau đó Ptolemy XIV chết và được cho là bị nữ hoàng Cleopatra đầu độc. Em gái của nữ hoàng Cleopatra là Arsinoe IV đồng thời là đối thủ của nữ hoàng nổi tiếng này cũng bị giết hại vào năm 41 TCN.
Chuyện anh chị em trong hoàng tộc chém giết lẫn nhau trong cuộc ganh đua, tranh giành quyền lực khá phổ biến trong triều đại Ptolemy.
Cuộc chiến ngai vàng đẫm máu của triều đại Macedonia
Một số vua chúa chứng minh quyền lực lớn mạnh của mình bằng việc có hậu cung hùng hậu. Do có nhiều phi tần, mỹ nữ hầu hạ nên các ông hoàng này có rất nhiều con cái. Tất cả phụ nữ sinh con cho nhà vua đều mong muốn con trai mình sẽ trở thành người thừa kế ngôi báu. Cha Alexander Đại đế là Philip II của Macedonia, có 7 người vợ, trong đó có mẹ của nhà cầm quân xuất chúng này có tên là Olympias.
|
Alexander Đại đế là một trong những hoàng đế, nhà cầm quân vĩ đại nhất lịch sử. |
Olympias được cho là có liên quan đến vụ
ám sát hoàng đế Philip II vào năm 336 TCN. Sau khi hoàng đế Philip II qua đời, một cuộc giết chóc đẫm máu diễn ra nhằm tranh giành ngôi báu. Alexander Đại đế đã giết nhiều thành viên trong gia đình để nắm quyền lực tối thượng.
Sau khi Alexander chết năm 323 TCN, do người vợ đang mang thai nhưng không có người thừa kế chắc chắn nên người anh trai chung nửa dòng máu là Philip III Arrhidaios lên ngai vàng. Vợ của hoàng đế Philip III là Eurydice đã cố gắng biến chồng của mình thành bù nhìn do nhà vua này mắc bệnh tâm lý. Eurydice đã trở thành kẻ thù với Olympias trong cuộc chiến ngai vàng.
Cuối cùng, Philip III đã bị xử tử theo lệnh của Olympias và người vợ của ông là Eurydice cũng phải tự sát. Thi thể của vợ chồng Philip III được chôn cất sau đó và 17 tháng sau đào lên để hỏa thiêu rồi tái chôn cất. Olympias cũng không thoát được số kiếp khi bị người thân của những người bị bà giết chết trả thù bằng cách ném đá tới chết.
Pharaoh bị ám sát
Ramesses III là pharaoh Ai Cập cai trị từ năm 1186 - 1156 TCN. Theo một số tài liệu, một trong những tiểu thiếp của Ramesses III đã tham gia kế hoạch ám sát chồng bằng việc cắt cổ pharaoh này.
Người tiểu thiếp này có tên Tiye đã lên âm mưu giết chồng nhằm đưa con trai Pentaweret lên ngôi báu. Hàng chục đồng phạm tham gia kế hoạch giết pharaoh Ramesses III bị kết án tử hình, trong đó có cả hoàng tử Pentaweret.
|
Ramesses III bị vợ và con trai ám sát. |
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy xác ướp hoàng tử Pentaweret vào năm 2012. Kết quả phân tích, kiểm tra cho thấy hài cốt hoàng tử Pentaweret có miệng mở to và khuôn mặt méo mó. Xác ướp này còn không được các thợ ướp xác loại bỏ nội tạng hoặc não ra trước khi ướp xác. Thêm vào đó, thi thể hoàng tử này được bọc trong tấm da dê cho thấy đây là hình phạt sau khi chết.