Những bức ảnh về hoàng thân quốc thích cuối cùng của triều Thanh đã cho chúng ta hiểu hơn về cuộc sống cũng như số phận của những vương công đại thần hay những phi tần chốn hậu cung. Người đứng giữa trong bức ảnh chính là Tĩnh Phân hoàng hậu của hoàng đế Quang Tự. Bên trái là Cẩn Phi. Bên phải là Trân Phi. Tĩnh Phân là con gái của Quế Tường, em trai Từ Hy. Quang Tự không yêu Tĩnh Phân mà rất yêu Trân Phi. Cẩn phi và Trân phi đều là con gái của Lễ bộ tả thị lang Trường Tự. Từ Hy vì thế mà ghét Trân Phi nên nàng đã phải chết thảm. Chị gái nàng là Cẩn Phi may mắn thoát chết.Hoàng đế Quang Tự và Trân phi hầu như không có ảnh lưu lại. Hoàng hậu và Cẩn Phi lại có rất nhiều ảnh chụp chung với Từ Hy. Trong ảnh hàng trên bên trái là Cẩn Phi, bên phải là Tĩnh Phân. Hàng sau lần lượt là Đức Linh, Dung Linh - con gái và vợ của đại thần Dụ Canh đi sứ tại Pháp.Tháng 11/1908 vua Quang Tự, Từ Hy lần lượt qua đời. Trước khi mất, Từ Hy đưa Phổ Nghi là cháu của vua Quang Tự, con của Thuần Thân Vương và con gái nuôi của mình lên làm hoàng đế. Đứa trẻ 3 tuổi Phổ Nghi đã phải rời xa phủ Thuần Thân Vương bước chân vào Tử Cấm Thành. Khi nhập cung sẽ làm con của Đồng Trị và Quang Tự cho nên các hậu phi của Đồng Trị và Quang Tự đều trở thành mẹ của Phổ Nghi. Trong ảnh chụp Phổ Nghi thời niên thiếu bên cạnh Long Dụ thái hậu ở trong cung.Khi Phổ Nghi lên 8, Long Dụ thái hậu qua đời. Thời gian sống với thái hậu Long Dụ tương đối dài nên bà là người đã để lại ấn tượng rất sâu sắc trong ký ức tuổi thơ của Phổ Nghi. Ngoài ra còn có bốn thái phi khác là Đoan Khang của Quang Tự, Kính Ý, Vinh Huệ, Trang Hòa của Đồng Trị luôn quản giáo Phổ Nghi. Sau này, vì mâu thuẫn giữa Đoan Khang thái phi và mẹ đẻ khiến bà tự sát mà tình cảm giữa Phổ Nghi và thái phi Đoan Khang bị chia rẽ. Trong ảnh là Đoan Khang thái phi chụp cùng với gia đình.Phổ Nghi từ khi lên ba đã bị bắt phải xa mẹ đẻ. Đến năm 11 tuổi mẹ đẻ mới được phép vào cung một năm hai, ba lần để thăm con, cũng chính vì thế mà tình cảm hai mẹ con không được sâu sắc. Người Phổ Nghi yêu nhất chính là nhũ mẫu Vương Tiều Thị vì khi bị bắt vào cung người thân duy nhất theo ông chính là người nhũ mẫu này. Ông uống sữa của nhũ mẫu đến năm 9 tuổi. Cũng chính người nhũ mẫu này đã dạy ông rất nhiều đạo lý và cách làm người. Năm lên 9 tuổi, nhũ mẫu Vương Tiều Thị bị đám thái phi cho xuất cung. Trong ảnh là nhũ mẫu Vương Tiều Thị.Tải Phong được triều đình phong làm Nhiếp Chính Vương để phò tá triều chính cho con trai còn nhỏ dại. Đây là bức ảnh Tải Phong chụp chung với các con. Hàng sau bên trái lần lượt là: Uẩn Anh (con gái lớn), Tải Phong, Phổ Nghi. Hàng trên từ trái sáng: Uẩn Hinh (con gái thứ 5), Uẩn Dĩnh (con gái thứ 3), Phổ Nhiệm (con trai thứ 4), Uẩn Ngu (con gái thứ 6), Uẩn Hoan (con gái thứ 7), Uẩn Hòa, Uẩn Nhàn.Cuối năm 1908 Phổ Nghi đăng cơ, đến tháng 2/1912 thoái vị. Sau khi thoái vị, trong phạm vi Tử Cấm Thành vẫn tồn tại một triều đình nhỏ. Mọi thứ lễ pháp vẫn chiếu theo lệ cũ. Phổ Nghi có ba người thầy dạy hán văn gồm: Trần Bảo Sâm, Chu Ích Phiên, Lương Đỉnh Phân. Trong ảnh Phổ Nghi chụp chung với thầy Chu Ích Phiên (bên trái) và thầy Trần Bảo Sâm trong ngự hoa viên.Năm Phổ Nghi 14 tuổi thì gặp thầy giáo dạy tiếng Anh Reginald Fleming Johnston. Đây chính là người có ảnh hưởng rất quan trọng trong cuộc đời Phổ Nghi. Ông không chỉ dạy Phổ Nghi tiếng Anh, mà còn giúp Phổ Nghi tìm hiểu văn minh phương Tây. Phổ Nghi cũng học được cách mặc đồ Âu, biết dùng hàng loạt đồ của phương Tây và cắt phăng bím tóc dài truyền thống của người Mãn Châu để tóc ngắn giống người phương Tây. Thậm chí, Phổ Nghi đã từng nuôi ý định đi du học. Trong ảnh Reginald Fleming Johnston chụp cùng Phổ Nghi (bên phải), Phổ Kiệt em trai Phổ Nghi (bên trái) và Nhuận Kỳ em trai hoàng hậu Uyển Dung ngồi giữa.Trong các anh chị em, tình cảm giữa Phổ Nghi và Phổ Kiệt là thân thiết nhất. Sau khi Phổ Nghi lên 11 tuổi, Phổ Kiệt và em gái Uẩn Anh thỉnh thoảng lại vào cung ở với Phổ Nghi vài ngày. Uẩn Anh sau này được gả cho Quách Bố La Nhuận Lương - em trai của Uyển Dung. Ảnh chụp nàng cách cách Uẩn Anh.Khi Phổ Nghi lên 16 tuổi, việc tổ chức đại hôn lễ được lên kế hoạch. Đây cũng chính là khoảng thời gian xảy ra các cuộc tranh chấp không ngớt giữa các thái phi. Người đầu tiên Phổ Nghi chọn chính là Văn Tú, nhưng sau lại đổi thành Uyển Dung, con gái của Quách Bố La Thị Vinh Nguyên. Để có thể dàn xếp ổn thỏa mọi việc, cuối cùng Phổ Nghi đã phong Uyển Dung làm hoàng hậu, Văn Tú làm phi. Cuộc đời của Văn Tú cũng vô cùng lận đận, nhưng cô là người can đảm dám đấu tranh vì vận mệnh của bản thân và cuối cùng đưa ra một quyết định xưa nay chưa từng có trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, đó là ly hôn với hoàng thượng. Trong ảnh bên trái là hoàng hậu Uyển Dung, bên phải là Văn Tú.Mẹ đẻ của Uyển Dung là cháu gái của Ái Tân Giác La Định Quận Vương Phổ Hú, là con gái thứ tư của Mẫn Trường nên được gọi là tứ cách cách. Khi Uyển Dung lên hai thì mẹ qua đời. Mẹ kế của Uyển Dung là Hằng Hương (tự là Trọng Hinh, sau đổi tên thành Kim Trọng Hinh) cũng là cháu gái của của Định Quận Vương Phổ Hú, con gái thứ hai của Dục Lãng nên được gọi là Nhị cách cách. Tuy là mẹ kế nhưng bà yêu thương Uyển Dung nhất mực. Ảnh chụp Phổ Nghi và Uyển Dung sau đại hôn lễ.Đây là ảnh Phổ Nghi, Uyển Dung chụp cùng với anh chị em hai bên gia đình cạnh tường phía Đông điện Khâm An, trong Ngự Hoa viên. Từ trái sang Phổ Nghi, Dục Sùng, Nhuận Kỳ, Uẩn Dĩnh, Uyển Dung, Uẩn Hòa, Uẩn Anh.Văn Tú (bên trái), Uyển Dung (bên phải) chụp chung với Đường Thạch Hà (vợ của Phổ Kiệt). Đường Thạch Hà chính là cháu gái Cẩn Phi của Quang Tự sau này chính là hoàng thái phi Đoan Khang. Cuộc hôn nhân của Phổ Kiệt và Đường Thạch Hà không được hạnh phúc, cho nên khi sang Nhật du học, năm 1937 Phổ Kiệt đã cưới Saga Hiro.Tháng 10/1924, khi Phổ Nghi và Uyển Dung đang cùng nhau ăn hoa quả và tán ngẫu ở cung Trữ Tú thì Phùng Ngọc Tường đã cử Lộc Chung Lân vào tử cấm thành và yêu cầu họ nội trong 3 tiếng phải xuất cung. Phổ Nghi đã trở về nhà cha đẻ sau đó thông qua công sứ quán Nhật Bản rồi chuyển đến sống tại tô giới của người Nhật ở Thiên Tân. Bức ảnh này được chụp trong khoảng thời gian này.
Những bức ảnh về hoàng thân quốc thích cuối cùng của triều Thanh đã cho chúng ta hiểu hơn về cuộc sống cũng như số phận của những vương công đại thần hay những phi tần chốn hậu cung. Người đứng giữa trong bức ảnh chính là Tĩnh Phân hoàng hậu của hoàng đế Quang Tự. Bên trái là Cẩn Phi. Bên phải là Trân Phi. Tĩnh Phân là con gái của Quế Tường, em trai Từ Hy. Quang Tự không yêu Tĩnh Phân mà rất yêu Trân Phi. Cẩn phi và Trân phi đều là con gái của Lễ bộ tả thị lang Trường Tự. Từ Hy vì thế mà ghét Trân Phi nên nàng đã phải chết thảm. Chị gái nàng là Cẩn Phi may mắn thoát chết.
Hoàng đế Quang Tự và Trân phi hầu như không có ảnh lưu lại. Hoàng hậu và Cẩn Phi lại có rất nhiều ảnh chụp chung với Từ Hy. Trong ảnh hàng trên bên trái là Cẩn Phi, bên phải là Tĩnh Phân. Hàng sau lần lượt là Đức Linh, Dung Linh - con gái và vợ của đại thần Dụ Canh đi sứ tại Pháp.
Tháng 11/1908 vua Quang Tự, Từ Hy lần lượt qua đời. Trước khi mất, Từ Hy đưa Phổ Nghi là cháu của vua Quang Tự, con của Thuần Thân Vương và con gái nuôi của mình lên làm hoàng đế. Đứa trẻ 3 tuổi Phổ Nghi đã phải rời xa phủ Thuần Thân Vương bước chân vào Tử Cấm Thành. Khi nhập cung sẽ làm con của Đồng Trị và Quang Tự cho nên các hậu phi của Đồng Trị và Quang Tự đều trở thành mẹ của Phổ Nghi. Trong ảnh chụp Phổ Nghi thời niên thiếu bên cạnh Long Dụ thái hậu ở trong cung.
Khi Phổ Nghi lên 8, Long Dụ thái hậu qua đời. Thời gian sống với thái hậu Long Dụ tương đối dài nên bà là người đã để lại ấn tượng rất sâu sắc trong ký ức tuổi thơ của Phổ Nghi. Ngoài ra còn có bốn thái phi khác là Đoan Khang của Quang Tự, Kính Ý, Vinh Huệ, Trang Hòa của Đồng Trị luôn quản giáo Phổ Nghi. Sau này, vì mâu thuẫn giữa Đoan Khang thái phi và mẹ đẻ khiến bà tự sát mà tình cảm giữa Phổ Nghi và thái phi Đoan Khang bị chia rẽ. Trong ảnh là Đoan Khang thái phi chụp cùng với gia đình.
Phổ Nghi từ khi lên ba đã bị bắt phải xa mẹ đẻ. Đến năm 11 tuổi mẹ đẻ mới được phép vào cung một năm hai, ba lần để thăm con, cũng chính vì thế mà tình cảm hai mẹ con không được sâu sắc. Người Phổ Nghi yêu nhất chính là nhũ mẫu Vương Tiều Thị vì khi bị bắt vào cung người thân duy nhất theo ông chính là người nhũ mẫu này. Ông uống sữa của nhũ mẫu đến năm 9 tuổi. Cũng chính người nhũ mẫu này đã dạy ông rất nhiều đạo lý và cách làm người. Năm lên 9 tuổi, nhũ mẫu Vương Tiều Thị bị đám thái phi cho xuất cung. Trong ảnh là nhũ mẫu Vương Tiều Thị.
Tải Phong được triều đình phong làm Nhiếp Chính Vương để phò tá triều chính cho con trai còn nhỏ dại. Đây là bức ảnh Tải Phong chụp chung với các con. Hàng sau bên trái lần lượt là: Uẩn Anh (con gái lớn), Tải Phong, Phổ Nghi. Hàng trên từ trái sáng: Uẩn Hinh (con gái thứ 5), Uẩn Dĩnh (con gái thứ 3), Phổ Nhiệm (con trai thứ 4), Uẩn Ngu (con gái thứ 6), Uẩn Hoan (con gái thứ 7), Uẩn Hòa, Uẩn Nhàn.
Cuối năm 1908 Phổ Nghi đăng cơ, đến tháng 2/1912 thoái vị. Sau khi thoái vị, trong phạm vi Tử Cấm Thành vẫn tồn tại một triều đình nhỏ. Mọi thứ lễ pháp vẫn chiếu theo lệ cũ. Phổ Nghi có ba người thầy dạy hán văn gồm: Trần Bảo Sâm, Chu Ích Phiên, Lương Đỉnh Phân. Trong ảnh Phổ Nghi chụp chung với thầy Chu Ích Phiên (bên trái) và thầy Trần Bảo Sâm trong ngự hoa viên.
Năm Phổ Nghi 14 tuổi thì gặp thầy giáo dạy tiếng Anh Reginald Fleming Johnston. Đây chính là người có ảnh hưởng rất quan trọng trong cuộc đời Phổ Nghi. Ông không chỉ dạy Phổ Nghi tiếng Anh, mà còn giúp Phổ Nghi tìm hiểu văn minh phương Tây. Phổ Nghi cũng học được cách mặc đồ Âu, biết dùng hàng loạt đồ của phương Tây và cắt phăng bím tóc dài truyền thống của người Mãn Châu để tóc ngắn giống người phương Tây. Thậm chí, Phổ Nghi đã từng nuôi ý định đi du học. Trong ảnh Reginald Fleming Johnston chụp cùng Phổ Nghi (bên phải), Phổ Kiệt em trai Phổ Nghi (bên trái) và Nhuận Kỳ em trai hoàng hậu Uyển Dung ngồi giữa.
Trong các anh chị em, tình cảm giữa Phổ Nghi và Phổ Kiệt là thân thiết nhất. Sau khi Phổ Nghi lên 11 tuổi, Phổ Kiệt và em gái Uẩn Anh thỉnh thoảng lại vào cung ở với Phổ Nghi vài ngày. Uẩn Anh sau này được gả cho Quách Bố La Nhuận Lương - em trai của Uyển Dung. Ảnh chụp nàng cách cách Uẩn Anh.
Khi Phổ Nghi lên 16 tuổi, việc tổ chức đại hôn lễ được lên kế hoạch. Đây cũng chính là khoảng thời gian xảy ra các cuộc tranh chấp không ngớt giữa các thái phi. Người đầu tiên Phổ Nghi chọn chính là Văn Tú, nhưng sau lại đổi thành Uyển Dung, con gái của Quách Bố La Thị Vinh Nguyên. Để có thể dàn xếp ổn thỏa mọi việc, cuối cùng Phổ Nghi đã phong Uyển Dung làm hoàng hậu, Văn Tú làm phi. Cuộc đời của Văn Tú cũng vô cùng lận đận, nhưng cô là người can đảm dám đấu tranh vì vận mệnh của bản thân và cuối cùng đưa ra một quyết định xưa nay chưa từng có trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, đó là ly hôn với hoàng thượng. Trong ảnh bên trái là hoàng hậu Uyển Dung, bên phải là Văn Tú.
Mẹ đẻ của Uyển Dung là cháu gái của Ái Tân Giác La Định Quận Vương Phổ Hú, là con gái thứ tư của Mẫn Trường nên được gọi là tứ cách cách. Khi Uyển Dung lên hai thì mẹ qua đời. Mẹ kế của Uyển Dung là Hằng Hương (tự là Trọng Hinh, sau đổi tên thành Kim Trọng Hinh) cũng là cháu gái của của Định Quận Vương Phổ Hú, con gái thứ hai của Dục Lãng nên được gọi là Nhị cách cách. Tuy là mẹ kế nhưng bà yêu thương Uyển Dung nhất mực. Ảnh chụp Phổ Nghi và Uyển Dung sau đại hôn lễ.
Đây là ảnh Phổ Nghi, Uyển Dung chụp cùng với anh chị em hai bên gia đình cạnh tường phía Đông điện Khâm An, trong Ngự Hoa viên. Từ trái sang Phổ Nghi, Dục Sùng, Nhuận Kỳ, Uẩn Dĩnh, Uyển Dung, Uẩn Hòa, Uẩn Anh.
Văn Tú (bên trái), Uyển Dung (bên phải) chụp chung với Đường Thạch Hà (vợ của Phổ Kiệt). Đường Thạch Hà chính là cháu gái Cẩn Phi của Quang Tự sau này chính là hoàng thái phi Đoan Khang. Cuộc hôn nhân của Phổ Kiệt và Đường Thạch Hà không được hạnh phúc, cho nên khi sang Nhật du học, năm 1937 Phổ Kiệt đã cưới Saga Hiro.
Tháng 10/1924, khi Phổ Nghi và Uyển Dung đang cùng nhau ăn hoa quả và tán ngẫu ở cung Trữ Tú thì Phùng Ngọc Tường đã cử Lộc Chung Lân vào tử cấm thành và yêu cầu họ nội trong 3 tiếng phải xuất cung. Phổ Nghi đã trở về nhà cha đẻ sau đó thông qua công sứ quán Nhật Bản rồi chuyển đến sống tại tô giới của người Nhật ở Thiên Tân. Bức ảnh này được chụp trong khoảng thời gian này.