Trong khoảng 100 hoàng hậu của chế độ phong kiến Trung Quốc, chỉ có duy nhất hoàng hậu Uyển Dung vợ hoàng đế Phổ Nghi, ông vua cuối cùng của triều Thanh là chạm chân vào ngưỡng cửa của cuộc sống hiện đại. Nàng là con gái dòng dõi quý tộc Quách Bố Lạc Thị, Chánh Bạch Kỳ (một tộc người trong Bát Kỳ của triều Thanh), một mỹ nhân nổi tiếng đương thời, nhập cung khi 16 tuổi. Đây là ảnh chụp trước khi nhập cung.Nàng biết cưỡi ngựa - loại phương tiện giao thông phổ biến của tổ tiên. Nàng cũng biết đi xe đạp - phương tiện giao thông hiện đại, từng đọc những cuốn tiểu thuyết hiện đại như “Tâm trạng khi yêu”, từng chơi nhạc cụ piano hiện đại. Nàng học tiếng Anh, mặc những bộ quần áo Âu phục thời thượng. Nàng cũng từng được hưởng sự tôn quý của bậc mẫu nghi thiên hạ nhưng cũng chịu qua sự ấm ức khi bị người Nhật ức hiếp. Khi bước chân vào hoàng cung, cuộc đời nàng bắt đầu những chuỗi ngày ảm đạm, thê lương.Sau khi Phổ Nghi thoái vị, chỉ giữ lại tôn hiệu hoàng đế, Uyển Dung bắt đầu sống cuộc đời của một hoàng hậu hư danh bị bỏ rơi.Cùng nhập cung với Uyển Dung còn có một cung nữ Văn Tú. Giữa chốn thâm cung mênh mông lâu các, giữa hai nàng đã nảy sinh mẫu thuẫn do ghen tuông.Phi tử Văn Tú xuất thân bình hàn không thể nào so sánh được với gia tộc hiển hách của hoàng hậu Uyển Dung. Uyển Dung luôn tự cho mình hơn hẳn người khác nên đây chính là một trong những nguyên nhân gây bất hòa giữa nàng với Văn Tú mặc dù nàng và Văn Tú cũng đều đang sống bằng hư danh. Những trận ghen tuông nảy lửa giữa nàng và Văn Tú thường xuyên xảy ra, dần dần đã trở nên không thể dung hòa nổi. Ảnh chụp ở Thiên Tân.Năm 1931, Văn Tú đã làm một việc “động trời” mà chưa từng có trong lịch sử phong kiến Trung Quốc: phi tử dám ly hôn với hoàng thượng và công bố thiên hạ. Phổ Nghi đã trút giận lên Uyển Dung, cộng thêm việc Uyển Dung một lòng phản đối Phổ Nghi khôi phục ngai vàng đến Đông Bắc làm bù nhìn cho người Nhật. Cũng kể từ đây, Phổ Nghi bắt đầu căm ghét Uyển Dung, khiến hai người tuy đồng sàng nhưng dị mộng.Phổ Nghi đã bỏ rơi Uyển Dung một mình đi Trường Xuân. Sau hai tháng, Uyển Dung đã cùng với hai người em gái và em trai Phổ Kiệt của Phổ Nghi đến Trường Xuân với Phổ Nghi.Uyển Dung đã nhắm mắt làm ngơ, coi như câm điếc với chính phủ bù nhìn của người Mãn Châu ở Trường Xuân.Nhưng ở đây, mọi hành động của Uyển Dung cũng bị người Nhật giám sát chặt chẽ và bị hạn chế. Đây chính là nguyên nhân khiến sức khỏe và tinh thần của Uyển Dung hoàng hậu suy sụp.Ảnh bà hoàng chụp chung với một số hoàng thân cốt thích trong hoàng tộc.Chân dung của hoàng hậu Uyển Dung.Bức ảnh màu hiếm hoi về chân dung hoàng hậu Uyển Dung.Ảnh chụp chung của Uyển Dung và hoàng đế Phổ Nghi.Ảnh chụp chung của Uyển Dung và hoàng đế Phổ Nghi trong trang phục hiện đại.Ảnh Uyển Dung chụp chung với thầy giáo dạy Anh.
Trong khoảng 100 hoàng hậu của chế độ phong kiến Trung Quốc, chỉ có duy nhất hoàng hậu Uyển Dung vợ hoàng đế Phổ Nghi, ông vua cuối cùng của triều Thanh là chạm chân vào ngưỡng cửa của cuộc sống hiện đại. Nàng là con gái dòng dõi quý tộc Quách Bố Lạc Thị, Chánh Bạch Kỳ (một tộc người trong Bát Kỳ của triều Thanh), một mỹ nhân nổi tiếng đương thời, nhập cung khi 16 tuổi. Đây là ảnh chụp trước khi nhập cung.
Nàng biết cưỡi ngựa - loại phương tiện giao thông phổ biến của tổ tiên. Nàng cũng biết đi xe đạp - phương tiện giao thông hiện đại, từng đọc những cuốn tiểu thuyết hiện đại như “Tâm trạng khi yêu”, từng chơi nhạc cụ piano hiện đại. Nàng học tiếng Anh, mặc những bộ quần áo Âu phục thời thượng. Nàng cũng từng được hưởng sự tôn quý của bậc mẫu nghi thiên hạ nhưng cũng chịu qua sự ấm ức khi bị người Nhật ức hiếp.
Khi bước chân vào hoàng cung, cuộc đời nàng bắt đầu những chuỗi ngày ảm đạm, thê lương.
Sau khi Phổ Nghi thoái vị, chỉ giữ lại tôn hiệu hoàng đế, Uyển Dung bắt đầu sống cuộc đời của một hoàng hậu hư danh bị bỏ rơi.
Cùng nhập cung với Uyển Dung còn có một cung nữ Văn Tú. Giữa chốn thâm cung mênh mông lâu các, giữa hai nàng đã nảy sinh mẫu thuẫn do ghen tuông.
Phi tử Văn Tú xuất thân bình hàn không thể nào so sánh được với gia tộc hiển hách của hoàng hậu Uyển Dung. Uyển Dung luôn tự cho mình hơn hẳn người khác nên đây chính là một trong những nguyên nhân gây bất hòa giữa nàng với Văn Tú mặc dù nàng và Văn Tú cũng đều đang sống bằng hư danh. Những trận ghen tuông nảy lửa giữa nàng và Văn Tú thường xuyên xảy ra, dần dần đã trở nên không thể dung hòa nổi. Ảnh chụp ở Thiên Tân.
Năm 1931, Văn Tú đã làm một việc “động trời” mà chưa từng có trong lịch sử phong kiến Trung Quốc: phi tử dám ly hôn với hoàng thượng và công bố thiên hạ. Phổ Nghi đã trút giận lên Uyển Dung, cộng thêm việc Uyển Dung một lòng phản đối Phổ Nghi khôi phục ngai vàng đến Đông Bắc làm bù nhìn cho người Nhật. Cũng kể từ đây, Phổ Nghi bắt đầu căm ghét Uyển Dung, khiến hai người tuy đồng sàng nhưng dị mộng.
Phổ Nghi đã bỏ rơi Uyển Dung một mình đi Trường Xuân. Sau hai tháng, Uyển Dung đã cùng với hai người em gái và em trai Phổ Kiệt của Phổ Nghi đến Trường Xuân với Phổ Nghi.
Uyển Dung đã nhắm mắt làm ngơ, coi như câm điếc với chính phủ bù nhìn của người Mãn Châu ở Trường Xuân.
Nhưng ở đây, mọi hành động của Uyển Dung cũng bị người Nhật giám sát chặt chẽ và bị hạn chế. Đây chính là nguyên nhân khiến sức khỏe và tinh thần của Uyển Dung hoàng hậu suy sụp.
Ảnh bà hoàng chụp chung với một số hoàng thân cốt thích trong hoàng tộc.
Chân dung của hoàng hậu Uyển Dung.
Bức ảnh màu hiếm hoi về chân dung hoàng hậu Uyển Dung.
Ảnh chụp chung của Uyển Dung và hoàng đế Phổ Nghi.
Ảnh chụp chung của Uyển Dung và hoàng đế Phổ Nghi trong trang phục hiện đại.
Ảnh Uyển Dung chụp chung với thầy giáo dạy Anh.